Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Nỗi đau người phụ nữ vô sinh
(08:14:24 AM 25/12/2012)
28 tuổi, tôi nghĩ mình đã thích nghi với cuộc sống độc thân, không còn khao khát một mái ấm, không còn thổn thức khi nhìn thấy những đứa trẻ đáng yêu, không còn mong muốn một bờ vai, một vòng tay. Vậy mà hôm nay mọi nỗi đau lại dấy lên khi được nhận một lời cầu hôn, lời cầu hôn từ người tôi yêu lại làm tôi đau đớn.
Từ khi biết nghĩ đến chuyện lấy chồng, tôi cũng đồng thời ý thức được tôi khó có khả năng làm mẹ do căn bệnh nang buồng trứng từ năm 16 tuổi. Từ cái tuổi ấy tôi đã triền miên lo lắng khi nghĩ đến tương lai. Cái gì càng xa vời người ta càng cố gắng và khao khát. Tôi thông minh học giỏi, công việc rồi cũng ổn. Nghĩ đến thiên chức làm mẹ quá sớm nên tôi học hỏi mọi cách thức chăm sóc gia đính chiều chồng nuôi con, nấu nướng, nên trong mắt ai tôi cũng là cô gái nhu mì đảm đang khéo léo.
Chuyện tôi ế ai cũng bảo tôi kén chọn quá, kĩ tính quá thành bà già. Nào ai biết người đàn ông tôi mong muốn đơn giản vô cùng, chỉ cần là người chấp nhận tôi và tôi cảm thấy yêu, thế thôi. Có, không phải ít nhưng tôi cứ tự lùi xa.
Tôi biết không ai chấp nhận một người vợ không thể sinh cho chồng những đứa con, bản thân tôi cũng không thể ích kỷ, không nỡ lừa dối ai. Mà tôi biết gia đình thiếu đi tiếng con trẻ sẽ không bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Nên cứ chớm yêu ai hoặc chớm ai yêu mình là tôi lại lặng lẽ rút êm. Đến khi tôi quá yêu một người, không thể rời xa được, tôi đã đánh liều... thử.
Với ý nghĩ nếu may mắn có con, người ấy chấp nhận thì tốt, không thì tôi sẽ nuôi con một mình, vậy đã là quá hạnh phúc với tôi rồi. Nhưng sau một năm sống thử, vẫn không có gì, dù tình yêu giữa hai đứa còn nhiều lắm tôi vẫn ra đi. Có lẽ bây giờ người ấy vẫn hận tôi, vẫn dõi theo tôi. Từ ngày ấy tôi rung động đôi lần nhưng thật sự không còn dám yêu ai.
Tôi đau khổ dày vò, tôi không phải tuýp phụ nữ mạnh mẽ thích sống độc lập. Tôi thuộc người cổ điển, mẫu phụ nữ của gia đình, thích nấu nướng chăm sóc người thân. Tôi sợ ma, sợ sấm sét, sợ độ cao, sợ cô đơn, sợ một mình trong ngôi nhà vắng lặng. Bố mẹ thì ở xa, tôi cũng không thể ở với họ cả đời. Vậy rồi tôi sẽ ra sao?
Tôi đã nghĩ đến xin con nuôi, chắc chắn nếu cuộc đời tôi không có bước ngoặt tôi sẽ làm điều đó. Nhưng còn tình yêu, tôi sẽ làm gì với tình yêu? Ai không cần, không khao khát tình yêu, nhất là khi tôi còn quá trẻ? Khổ nỗi tôi lại không hề xấu xí, vụng về, cũng không phải yếu ớt.
Bao năm nay tôi quên mất cảm giác của nụ hôn, của vòng tay, mà thực lòng tôi cũng khao khát như bất cứ bạn trẻ nào, cái mà người ta khó có thể có thì người ta lại càng khao khát hơn nữa. Hay đơn giản chỉ là bờ vai, là những lời ngọt ngào cũng xa vời vợi. Lòng tự trọng của tôi quá cao, không bao giờ tôi chấp nhận làm tình nhân của ai. Tôi tin chắc điều đó, vì nếu có thể thì đã xảy ra rồi.
Đối tượng tôi nghĩ đến là người đàn ông đã có con, gà trống nuôi con, nhưng tôi không có may mắn gặp được người ưng ý. Tôi tin tôi sẽ là người mẹ kế tốt vì bản thân khao khát làm mẹ, muốn nhận con nuôi người ta. Làm sao tôi lại không thể nuôi con của người tôi yêu thương, chỉ là duyên trời không định. Muốn mà không được dù biết ngoài đời kia chắc có nhiều ông bố đơn thân cần một người mẹ cho con như tôi. Thế đấy, hạnh phúc chỉ là may mắn mà thôi.
Giờ đây, trái tim tôi thổn thức trước một người từng là bạn thân, tôi yêu và được yêu. Yêu trong đau khổ dày vò vì biết không có ngày mai. Tôi không có quyền làm người khác thiệt thòi, nếu tôi nói ra người ta sẽ khó xử, bỏ thì thương vương thì tội, mà tôi lại càng chua chát. Nên một lần nữa tôi lại nói lời chia tay. Bao lâu rồi nước mắt lại rơi, đau vô cùng, đau tột cùng.
Tôi nào có phải đứa chơi bời hư hỏng, tôi là niềm tự hào của cả gia đình, ai cũng thương và yêu mến vì luôn hiền hòa nhẫn nhịn. Tôi cũng cố gắng hoàn thiện bản thân mọi mặt, nhưng để làm gì, để cho thiên hạ ngắm chơi thôi sao. Tôi đau đớn không nguôi.
Trước đây, nghe một tiếng cô gái nào gọi: anh ơi ngọt ngào, nhìn thấy đứa trẻ nào cười nói, thấy những đứa trẻ lang thang lòng tôi đau nhói, mắt lại cay cay, giấu mặt quay đi. Bây giờ khi đã quen thì tất cả nỗi đau ấy thành sự trống vắng. Tôi dồn tâm trí cho gia đình chung, giúp đỡ bè bạn, nhưng đêm về ôm nỗi cô đơn mới thấm thía. Ngày lễ tết nhìn người ta đèo nhau về quê, đi chơi, mình thì không biết đi đâu về đâu cho khỏi buồn.
Nghe ai đó thờ ơ nói đến những chuyện vô sinh tôi lại xót xa, với người trong cuộc là nỗi đau lớn theo suốt cuộc đời, với người ngoài thì chỉ là câu chuyện tầm phào chốc lát. Lòng tôi đang đau đớn, thương nhớ người yêu vô cùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.