Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Những mùa câu xí cờ
(08:50:20 AM 10/08/2012)
Trời đi dần vào cuối hạ. Cái nắng bây giờ cũng nhàn nhạt hơn. Nắng lấy sắc vàng nước nghệ non. Thảng đã có vài cái lá tre rụng sớm. Những trận mưa cuối mùa trút vội như thể đang muốn tìm nơi trốn. Nước từ khắp nơi tụ lại thành các khe, các lạch chảy ào ạt xuống ao trũng khuấy đục từng mảng lớn. Đàn vịt đẻ xác xơ ngụp lặn tìm mồi dự trữ cho mùa đông. Những ao bèo tây đang khô dần mép lá. Bông hoa bèo như toà tháp tim tím cũng thấy mình lạc lõng hơn. Đó là thời điểm tốt nhất cho mùa câu xí cờ.
Câu xí cờ không như câu bất cứ một lại cá nào. Tôi và thằng Thắng chạy ra mãi cánh đồng xa. Chỉ ở trên cánh đồng xa ấy mới tìm được mồi giun về câu xí cờ. Đồng đất hết vụ nằm chỏng chơ những vầng cày. Cỏ kim gày lan tràn ra khắp phía. Bên dưới những chiếc lá nhỏ như kiếm sắc, giọt sương vẫn ngủ im lìm.
Đợt gió thu đầu tiên mơn man trên da thịt man mát. Hai thằng lom khom tìm trên các thửa ruộng. Chỗ nào đùn lên đặc kín từng đống bi đất bằng đầu tăm là y rằng ở đó có mồi giun. Tôi lấy con dao cùn xắn xung quanh rồi bật ngửa tảng đất. Thằng Thắng có trách nhiệm bửa nhỏ. Con giun đồng đen màu nhựa đường. Chỉ hơi chạm nhẹ, nó cuộn lại như cụm đồng tóc.
Chúng tôi câu cá xí cờ bằng dây chỉ buộc vào một cành tay tre nhỏ. Câu cá xí cờ thì không bao giờ cần lưỡi. Có như thế mới thấy hết được cái thú của nó. Con giun đồng, tôi cầm một đầu vuốt mạnh. Bao nhiêu đất trong ruột nó theo ra hết, chỉ còn lại lớp da dai nhách. Buộc đầu dây chỉ vào giữa, có khi câu cả buổi chả hết.
Những khoảnh ao vào chớm heo may phơ phất dăm con chuồn kim lay động trên mép nước. Đám bèo thấy lạnh hơn, co vào nhau thành từng cụm nhỏ. Hai thằng tôi đứng trên bờ thả mồi vào những chỗ trống ấy. Tôi giật giật nhẹ dây chỉ. Mồi giun đồng nhảy nhót như chú rối nước. Cá kéo về múa lượn hàng đàn, hàng đàn. Xí cờ sống thành tổ đông không kể siết. Những con đực đầu đàn sặc sỡ váy áo. Dọc thân mình chúng chia đều thành những khoang màu xanh, đỏ. Đuôi và vây mềm mại hệt mảnh lụa mỏng. Hai mắt mở to và hàng mi dài điệu đà. Xí cờ chỉ sống ở ao bèo có hoa nở như tòa tháp tim tím.
Chẳng có loài nào hám mồi như loài xí cờ cả. Con giun vừa thả, còn đang lơ lửng trong nước mà chúng đã chia nhau xong. Một con lao vút ra, ngậm mồi lôi biến. Tôi giật nhẹ. Chú xí cờ bay trên không trung, nhảy tanh tách. Tôi cứ câu còn thằng Thắng nhặt cá. Khi quay sang thấy mồ hôi lấm tấm trên trán nó là ống xà phòng đầy có ngọn. Tôi có thể buộc đầu dây vào giữa hai con giun đồng một lúc.
Vì thế có lần, tôi giật được bốn con xí cờ liền. Bốn con xí cờ vẫn ngậm vào mồi trông như cái tòng teng của bọn con gái. Con cá chúa là con cá cắn câu sau cùng. Hết ổ cá này, tôi lại vác cần câu trên vai đi tìm những ổ cá khác. Thằng Thắng luống cuống chọn một con cá đực và một con cá cái thả lại xuống làm giống, cuống cuồng chạy theo tôi.
Anh em tôi bắt lấy hai con đẹp nhất nuôi trong một cái vỏ chai bia. Mỗi ngày, chúng tôi cho nó ăn bao nhiêu ruồi. Thế mà chúng cứ uể oải, chả múa lượn gì nữa.
Một buổi sáng, lúc tôi thức dậy thì chúng đã chết nổi lềnh bềnh cả rồi. Thằng em tôi tần ngần bảo chắc là tại không có bông hoa bèo như tòa tháp tim tím nên nó buồn nó chết.
Đợi nắng lên, hai thằng tôi sẽ lại đến cánh đống xa tìm mồi chuẩn bị cho một ngày câu mới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.