Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Long Hải mùa thu
(08:50:51 AM 14/09/2011)
Một góc biển Long Hải - Ảnh minh họa
Sáng sớm thức dậy đi ra biển đón bình minh lên, biển trong veo, sóng nhẹ nhàng, gió mát rười rượi, vài con thuyền nhỏ dậy sớm lướt nhẹ trên sóng. Trời hửng sáng dần, những ánh sáng vàng của mặt trời nhẹ nhàng lan toả, chiếu lên những đám mây thành màu ngũ sắc tuyệt đẹp.
Lác đác người dân Long Hải đi bộ tập thể dục, và đông dần khi mặt trời sắp lên. Họ khoan khoái hít thở cái không khí trong lành mà trời đất ban tặng. Những người kinh doanh vẫn tất bậtcắm dù, xếp ghế trải ra bãi biển, hy vọng có khách ghé thăm biển, mặc dù họ biết những ngày này, trẻ con đã vào năm học, người lớn bận bịu với công việc cuối năm nên lượng khách ít ỏi lắm!
Xa xa chút nữa là làng chài Long Hải với những căn nhà dựng bằng gỗ tạp đủ loại trên sóng biển. Những căn nhà mà đêm ngủ nghe sóng vỗ bập bềnh, nếu người không can đảm chắc không bao giờ dám ngủ qua đêm.
Đám trẻ con dậy sớm nô đùa, chạy nhảy trên cát. Vài đứa con gái nhảy dây bằng những sợi dây thừng neo những chiếc ghe.
Những người dân chài đi biển sớm đang cong lưng đẩy những chiếc ghe, những vỏ lãi đầu tiên đánh bắt trở về.
Đàn ông, đàn bà xúm lại gỡ lưới. Họ khéo léo và nhanh nhẹn gỡ những con cá đang giãy giụa, nhảy tưng tưng mắc trong lưới. Ôi thôi đủ loại, mùa nào cá ấy. Nào cá thu da xanh xám, cá nục mình tròn căng, cá đối đầu bẹp trắng óng ánh, cá khoai trong veo, mềm oặt nhưng vẫn giãy hòng thoát ra. Đôi khi vài chú ốc Giác, Sam, Ghẹ cũng lạc vào trong lưới. Khi ghẹ hay cua biển mắc vào lưới phải gỡ thật khéo léo kẻo rách lưới. Có cả mực ống trong veo còn nhúc nhích những cái râu và da có những đốm đỏ tía luôn đổi màu sắc. Cảnh cả nhà xúm xít quanh chiếc ghe gỡ cá thật vui, cần phải gỡ nhanh để đưa cá, mực, tôm lên chợ khi cá còn tươi, mắt đen trong sẽ được giá hơn. Cá trích 12.000 đồng một kg, cá đối 15.000 đồng…
Bây giờ đang mùa cá trích và ruốc biển, những ghe ruốc tươi rói, nặng lặc lè. Ruốc biển cân tận ghe giá 3.000 đồng một kg, nếu nấu canh thì ngọt lịm và thơm lừng. Người dân Long Hải có món ăn độc chiêu là gỏi cá trích mà không nơi nào có. Cá trích lưới ở biển lên còn đang ngáp, làm vảy, lóc thịt hai bên ra xếp vào đĩa, vắt chanh ăn sống với muối tiêu chanh hoặc chén mắm me đỏ rực ớt thì ngon và bổ không kém bất cứ món sơn hào hải vị nào !
Do gần biển, sẵn cá nên người dân Long Hải chỉ ăn cá biển còn tươi. Những tàu to chở cá ướp đá đánh bắt xa bờ thường để làm mắm hoặc chuyển về thành phố. Gỡ cá xong, một số dân chài lại đẩy thuyền ra khơi, số còn lại về nghỉ ngơi hoặc dùng ghe chở cá thuê cho các tàu lớn với giá 50.000 đồng một chuyến từ biển vào kho lạnh của bến cá Long Hải.
Những người đàn ông làng chài buồn vui với biển, ngày đêm bám biển, lăn lộn với sóng gió, dông bão, cũng có những mất mát đau thương, nhưng niềm vui nhân lên khi mẻ lưới nặng đầy khoang. Làn da họ chai sạn với mưu sinh để hy vọng một mái nhà vững chãi hơn, để cho những đứa con được cắp sách đến trường, mơ một ngày mai tươi sáng hơn.
Bờ biển rất vắng, chỉ có một vài du khách đang đùa giỡn với những con sóng bạc đầu. Khi nước biển dần rút xuống, cuốn theo những chú Ngao chạy trốn vùi sâu vào trong cát thật ngộ nghĩnh. Một người đàn ông nhỏ bé, da sạm đen đang cần mẫn đi cào những chú Ngao biển. Chiếc túi cói đã lưng lửng nặng, vỏ Ngao nâu bóng chấp choá trong nắng trưa.
Những gian chòi bán hải sản vắng teo, dù xanh đỏ cắm trên bờ biển bay phất phới.
Biển dọc theo đất nước từ Nam ra Bắc, biển cưu mang, nuôi nấng, yêu thương và rộng lòng với dân chài cần cù chịu thương chịu khó từ hàng ngàn năm nay.
Sóng biển vẫn hồn nhiên vỗ bờ đến xao lòng, hoa muống biển rung rinh tím ngần trong nắng gió mùa thu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
-
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
-
Dẫn lối cho người sống xanh
-
"Đủ duyên ta lại tương phùng"
-
Vầng trăng soi những phận người
-
Nét riêng ngày Tết miền Trung
-
Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
-
"Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
-
"Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)