Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Chuyện vặt đời thường: Câu chuyện thứ ba
(21:40:33 PM 18/07/2014)>> Chuyện vặt đời thường: Câu chuyện thứ nhất
>>Chuyện vặt đời thường: Câu chuyện thứ hai
Tuấn xuống xe buýt, người mệt phờ. Cái cảm giác cả ngày ngồi xe thực sự là một cực hình với anh. Cũng may là xe chất lượng cao, ngồi một mình một ghế, máy lạnh, ti vi, nước suối đầy đủ mà vẫn làm anh uể oải cả người.
Vùng biên giới Tịnh Biên này khiến anh cảm thấy lạ. Nó yên ắng, lặng lẽ, và có vẻ bí ẩn. Đặt chân xuống xe, anh bắt đầu rảo bước trên đường cái nhỏ, nơi sẽ dẫn anh đến chỗ làm mới của mình - bệnh viện huyện.
Bảy năm dùi mài đại học, anh tốt nghiệp với mảnh bằng bác sĩ loại ưu. Rời Sài Gòn, anh nhận công tác về vùng biên giới này. Bạn bè anh, ai cũng tìm đủ mọi cách để được vào các bệnh viện lớn của Sài Gòn! Nhưng Tuấn không như thế! Anh lại chọn vùng đất biên giới xa lạ, lần đầu tiên đặt chân đến, nơi mà người Miên sinh sống khá nhiều, với những ngôi chùa Khơ me mái cao cong vút mang mầu sắc nổi bật, rực rỡ.
Anh được bố trí nhận chức vụ phụ trách khoa cấp cứu tại bệnh viện. Bệnh viện nhỏ, chỉ vài khoa, hai bác sỹ và hơn mười y tá, hộ lý. Nó cũ kỹ, vật chất thiếu thốn, ọp ẹp cũng giống cái thị trấn buồn bã này. Nhưng Tuấn nhận công việc không cảm thấy buồn chán chút nào. Trái lại, anh còn yêu thích nơi này, và cảm thấy thương những bà con nghèo nhiều dân tộc khác nhau ở đây.
Ngày bước chân vào bệnh viện, từ ông già bảo vệ đen thui người Xiêm, đến các cô y tá đều nhìn anh chàng bác sĩ trẻ, xanh gầy và ốm nhách này một cách ngạc nhiên, lạ lẫm. Họ rất ít nói chuyện với anh, chỉ khi nào thật cần thiết, một cách dè dặt, và kể cả nói chuyện với nhau cũng rất hạn chế! Hết giờ, họ nhanh chóng biến mất khỏi bệnh viện. Chỉ còn lại ông bảo vệ già, bà hộ lý và một y tá trực đêm.
Vì chưa tìm được chỗ ở ngoài vừa ý, anh quyết định ở ngay trong bệnh viện và dọn vào một phòng còn trống, còn khá tốt để ở. Đêm đầu tiên, anh nghe bóng gió về những điều kỳ lạ xảy ra trong bệnh viện. Ở đây có ma nhiều. Đêm ấy, vì lạ chỗ, tiếng quạt trần cũ kỹ cứ quèn quẹt, ngoài đường, tiếng giun dế rả rích nên khiến cho anh không ngủ được.
Từ nhỏ, dù là một thằng bé mảnh khảnh, nhưng anh lại cứng đầu và lỳ lợm nhất xóm. Anh chẳng sợ điều gì! Từ đánh nhau với những cậu nhóc to cao hơn, đến chơi trò ma lon, cầu cơ, anh đều là thằng bé cầm đầu. Lớn lên, học ngành y, toàn tiếp xúc với máu, với xác chết, với những ca mổ đêm, càng làm cho anh tin một điều: chẳng có ma tồn tại trên thế giới này.
Rảo bước quanh bệnh viện, không gian vắng lạnh rợn người, ánh đèn leo lét vàng chệt quanh sân, chỉ có phòng cấp cứu là còn sáng rõ! Tuấn bước ra phòng bảo vệ, ông già Xiêm đang ngồi gà gật bên tờ báo. Tuấn bước chân nhẹ, đến gần. Nhưng không qua được đôi tai cực thính của người bảo vệ già. Ông ngồi bật dậy, tay chụp cây roi điện, theo thói quen cung tay về phía anh:
- Ai đó?
- Cháu Tuấn đây chú!
- Dạ, bác sĩ Tuấn!
Tuấn vào phòng bảo vệ, kéo ghế ngồi:
- Chú cứ gọi cháu là Tuấn! Chú ở đây một mình hả chú?
- Tui sống mình ên thôi, không vợ con gì ráo bác sĩ à!
...
Tuấn nhìn ông già, ái ngại và cảm thấy thương hại. Câu chuyện nhát gừng, nhát gừng! Chợt ông già Xiêm hỏi, giọng đổi hẳn:
- Nè, cậu dìa đây, không thấy sợ hả? Hổm rài có thấy gì khác hong cậu?
- Dạ không chú ơi! Chuyện gì vậy chú?
- À ừ, cái bệnh viện này...nhiều ma!
Tuấn bật cười. Anh chưa thể tin điều mà mình chưa từng thấy! Ông già Xiêm xua tay, lắc đầu:
- Thôi cậu ngủ đi! Tui chỉ sợ vài bữa bác sĩ lại bỏ đi giống mấy ông bà trẻ khác, cậu ráng ở lại, chăm sóc cho người dân nghèo ở đây!
- Chú yên tâm, con đã chọn nơi này!
Tuấn bước về phòng trực cấp cứu, một chút sau, cơn buồn ngủ kéo đến, anh vội vào giường bác sĩ trực, thẳng cẳng!
...
Ngày thứ tư trôi qua, mọi việc suôn sẻ! Những người ở đây bắt đầu gần gũi với anh hơn! Đã có một số bệnh nhân đến, nhờ bác sĩ Tuấn khám bệnh!
Chiều muộn, trời sập tối nhá nhem, Tuấn mệt mỏi, chớm tay tắt đèn phòng khám, về phòng mình tranh thủ tắm rửa cơm nước. Xong xuôi thoải mái, anh đóng bộ quần jean áo thun, thong thả bước ra cổng!
Đi lòng vòng, mua được một chiếc khăn rất đẹp của người Miên, Tuấn hài lòng, ghé vào một quán nước vắng vẻ bên đường, tự thưởng cho mình một ly nước sâm mát lạnh! Chủ quán bước ra, một cô gái trắng trẻo dễ thương! Khuôn mặt trái xoan và đôi mắt đen đượm buồn! Tuấn giật mình. "Cô này không phải người ở đây, nước da trắng hơi xanh chứ không đen bóng, và mái tóc xoã rất đẹp, óng ả"!
Cô gái đem ly nước sâm ra, mời anh! Tuấn nhìn đồng hồ. Mới tám giờ ba mươi, sớm quá! Thôi có duyên gặp người đẹp, hỏi chuyện chút! Nhưng người mở lời lại là cô gái:
- Anh dùng nước! Anh là bác sĩ Tuấn phải không?
- Sao cô biết, tôi chỉ mới đến được vài ngày!
- Dạ! Bà con nói về anh nhiều, nói anh tốt bụng, em định đưa mẹ em đến nhờ anh khám giúp!
- Thế bác bị sao?
Vừa hỏi, Tuấn vừa đưa ly sâm mát rượi lên nhấp một ngụm!
- Hai mẹ con em không phải người vùng này, mới đến vài tháng! Mẹ vừa bị phỏng, nhưng ít, em định mai đưa mẹ lên nhờ anh khám cho thuốc uống!
Tuấn sốt sắng:
- Mai đến đi, a sẽ khám cho bác! Thôi trễ rồi anh về, tính tiền cho anh!
Tuấn vui vẻ bước chân sáo vào cổng bệnh viện! Cô gái xinh đẹp ấy không chịu lấy tiền, chỉ bảo mai cho thuốc cho mẹ tốt chút! Anh đồng ý và nghĩ đến ngày mai lại tiếp tục được gặp lại nàng! Ông bảo vệ đã ngủ! Anh bước vào phòng trực!
Chợt từ phía phòng cấp cứu, một cô y tá sắc mặt trắng bệch, hớt hơ hớt hải chạy đến gọi:
- Bác Tuấn, có một nạn nhân bị cắt cổ, người nhà vừa khiêng đến, bỏ ở phòng cấp cứu!
- Tôi đến ngay đây! Cô chuẩn bị tất cả dụng cụ cần thiết!
Tuấn khoác vội áo blue, chạy theo cô y tá vào phòng cấp cứu! Không kịp rồi, cô y tá đi đâu mất! Cũng chẳng có người nhà nào, ở đó, chỉ có một chiếc băng ca trắng đầy máu, trên đó, có một người nằm chết, đã đắp dra trắng!
Kỳ cục quá, Tuấn bực bội, mọi người sao vô trách nhiệm vậy! Vừa đưa tay vén khăn để xem mặt nạn nhân, Tuấn vừa gọi to:
- Y tá, y tá...! Cô đi đâu rồi?
Cuối xuống băng ca, cô y tá nằm đó, cổ bị cắt lìa, máu me, ...khuôn mặt trắng bệch, nhưng...đôi mắt mở to đang nhìn anh như cảm ơn! Tuấn lảo đảo, ngã huỵch xuống đất! Ngất đi!
Vài phút sau, anh tỉnh lại! Tự trấn tĩnh mình! Đã bảo làm gì có ma? Anh gồng cứng người, mồ hôi túa trên trán, tim đập mạnh. Anh quay lại! ...
...chẳng có gì, chẳng có băng ca, chẳng có xác chết, chẳng có y tá...chỉ có mình anh và cái bóng liêu xiêu!
...
Ừ, gì mà có ma! Mình bị choáng thôi!
...
Tuấn lảo đảo về phòng trực! Tự nhiên, anh thấy cổ họng nóng rát! Anh vội chụp bình nước, tu một hơi, rồi...nôn thốc nôn tháo ra đất!
Đầu óc quay mòng mòng, anh mặc kệ, lao về phía cái giường, gục xuống ...không còn biết gì!
....
- Bác sĩ Tuấn, bác sĩ ... Cậu có sao không?
Tuấn lờ mờ mở mắt, trời đã sáng! Tuy đầu khá đau nhức, nhưng anh vẫn nhớ như in chuyện tối qua! Dưới chân giường của anh là một nắm lá sâm bị nhai nát, sản phẩm của anh phun ra từ đêm qua!
Ông Xiêm bảo vệ đưa cho Tuấn cái khăn lạnh lau mặt. Ông nói:
- Có người kể với tui, thấy tối qua, cậu đi lòng vòng, rồi đến một bãi cỏ trên đó mọc một cây sâm dại. Cậu bẻ một nắm lá bỏ vào miệng ăn!
- Sao họ không cản cháu?
- Họ tưởng cậu thử thuốc, vì thấy cậu rất vui vẻ, đi về còn huýt sáo!
Tuấn rùng mình, tỉnh hẳn!
- Sau tui nghe cậu ú ớ, tôi chạy vào thì cậu đã ngủ say, nôn ra nắm lá sâm!
Tuấn đã lấy lại bình tĩnh, hít một hơi, Tuấn kể vắn tắt chuyện đêm qua!
...
Ông già Xiêm trầm ngâm, rồi bảo Tuấn:
- Thôi tắm rửa đi, tới lúc làm rồi đó, bác sỹ! Trưa nay tui sẽ giúp cậu!
Trưa hôm đó, Tuấn cùng ông già Xiêm quay lại bãi cỏ! Trời nắng gắt, Tuấn nhìn xuống bãi cỏ cháy đen, vết tích một căn nhà nhỏ cũng cháy đen! Nhưng chính giữa là một cây sâm dại nhỏ nhắn nhưng tươi xanh!
Ông già đã kể cho Tuấn nghe tất cả! Nơi đây đã từng có một vụ cháy quán nước của hai mẹ con chủ quán, cô gái xinh đẹp chỉ mới mười tám đôi mươi! Nghe đồn, nửa đêm, một bọn cướp đã đột nhập vào ngôi nhà lá đơn sơ, giết mẹ, hiếp con, rồi đốt quán, sau đó bỏ trốn! Còn cô y tá trong bệnh viện đã yêu một anh bác sĩ mới về! Sau đó, anh chàng bỏ đi, không để lại tin tức! tuyệt vọng nên cô gái đã dùng dao mổ tại phòng cấp cứu để tự cắt cổ mình!
...
Tuấn khóc! Anh không còn cảm giác sợ hãi, mà chỉ cảm thấy đau lòng! Một chân lý đau lòng! Ma không hại người, chỉ có con người mới hại con người mà thôi!
...
Đặt mâm trái cây, quần áo giấy và một ít thuốc bỏng xuống, anh đốt một nén nhang, khấn:
- Tôi xin chia buồn với em và mẹ! Tôi sẽ đưa cây sâm này về chăm sóc, mong cho em và mẹ em được siêu độ!
Nói xong, Tuấn đưa tay túm lấy cây sâm. Thật lạ, như đã có người nhổ trước! Cây sâm ngả nhẹ vào tay anh!
Về đến bệnh viện, anh tiếp tục bầy mâm trái cây thứ hai tại phòng cấp cứu và khấn:
- Chia buồn với em, tôi hứa sẽ ở lại vùng đất này mãi mãi!
...
Đêm đó, anh trồng cây sâm trước phòng trực, rồi vào ngủ! Trong giấc mơ, anh thấy hai cô gái nắm tay nhau, đến bên anh, nở nụ cười thanh thản trên môi rồi từ từ tan biến!
...
Năm năm trôi qua! Tuấn trở thành giám đốc bệnh viện! Bệnh viện đã đẹp hơn rất nhiều, được sơn mới, nhiều cây xanh! Cây sâm giờ, lá đã sum suê, chiều nào, anh cũng ngồi ở dưới gốc cây, lắng nghe tiếng rì rào rì rào! Tất cả đã thay đổi!
...
Một sáng thứ hai đầu tuần, Sở y tế báo tin, có một nữ bác sĩ mới ra trường, đến bệnh viện của Tuấn thực tập! Rất vui khi có đồng nghiệp mới, anh đích thân dùng xe máy, chạy ra bến xe đón cô gái!
Chuyến xe số năm, đây rồi!
Không thể lẫn vào đâu, một cô gái khoác áo blue ngắn, chiếc đầm màu trắng! Mái tóc, đôi mắt, dáng vẻ, bộ áo blue... Tuấn giật mình! Là cả hai nàng!
Nàng đưa mắt nhìn quanh, và hai đôi mắt theo mách bảo tâm linh, gặp nhau, quấn lấy nhau, say đắm như đã có sự sắp đặt tự kiếp nào!
...
Va Tết năm ấy, họ cưới nhau! Bác sĩ Tâm Tuấn và nữ bác sĩ Nhị Nương!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
- "Là bạn nhưng vạn lần tốt hơn": Đi tìm con người tối ưu nhất của bạn
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.