»

Chủ nhật, 23/02/2025, 06:10:51 AM (GMT+7)

Cậu sinh viên bại não tốt nghiệp loại giỏi ngành An ninh mạng Tin ảnh

(12:48:45 PM 26/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Số phận không cho Bảo một cơ thể lành lặn khỏe mạnh như bao người khác. Bảo cũng sớm phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn rất bé.

Bảo sinh ra ở mảnh đất Điện Phước, huyện Điện Bàn (Quảng Nam). Số phận nghiệt ngã khiến Bảo phải mồ côi mẹ từ thuở mới lọt lòng. Lên hai tuổi, Bảo vẫn chưa một lần cất tiếng nói, em khó khăn trong việc điều khiển hành động của mình. Theo các bác sĩ tại trung tâm Phục hồi chức năng (TP.Đà Nẵng), Bảo bị chứng bại não bẩm sinh.

 

Bố Bảo ra đi sau một cơn bạo bệnh, từ đó, Bảo được bác trai (anh của bố) chăm sóc.

 

Ông Đẩu, người bác của Bảo kể lại: Ngày ông đón về, Bảo còn quá nhỏ, không biết được những bất hạnh của cuộc đời mình. Tuổi thơ của Bảo là những ngày tháng gắn liền với chiếc ghế do ông Đẩu tự chế dành riêng cho đứa cháu của mình. Do điều kiện gia đình không thể đưa cháu đến ngôi trường dành riêng cho người khuyết tật nên ông đã mạnh dạn gửi Bảo đến nhà trẻ như những đứa trẻ bình thường khác.

 

 

Cậu[-]sinh[-]viên[-]bại[-]não[-]tốt[-]nghiệp[-]loại[-]giỏi[-]ngành[-]An[-]ninh[-]mạng[-]1

Gian nan mỗi bước đến trường.

 

Suốt 15 năm ròng, Bảo vẫn được bác tự nguyện đưa đến lớp. Để thuận lợi cho việc học của cháu, ông Đẩu cũng không ngại sải bước trên những cung đường bán vé số, kiếm từng đồng tiền lẻ nuôi ước mơ đến trường của cháu.

 

Hai bác cháu chuyển nhà xuống thị trấn Vĩnh Điện (tỉnh Quảng Nam) khi Bảo bước vào cấp hai. Cậu bé thông minh nhanh trí cũng nhanh chóng hòa nhập với thầy cô, bạn bè mới. Cậu sớm chứng minh cho mọi người biết rằng, mình là một học sinh thông minh, ham tìm tòi, khám phá.

 

Thế nhưng, Bảo vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người. Hiểu được khiếm khuyết của bản thân, Bảo không hề tủi thân mà quyết tâm để mọi người có thể hiểu mình hơn. Tình cờ, trong tiết học nghề năm lớp 7, cậu đã được tiếp xúc với chiếc máy vi tính. Chiếc máy tính với lực hút rất mạnh khiến cậu rất tò mò muốn chinh phục những công năng hiện đại từ nó.

 

Sau khi kết thúc thời gian học nghề, cũng là lúc Bảo hiểu rằng, chiếc máy tính sẽ cho mình những điều kỳ diệu. Thấy được niềm đam mê của đứa cháu "tội nghiệp" nhưng gia cảnh khó khăn, chiếc máy vi tính lúc đó là cả một gia tài lớn khiến ông Đẩu vô cùng băn khoăn.

 

Cái khó ló cái khôn, ông đi xin những bàn phím hỏng người ta bỏ đi mang về cho Bảo tập gõ. Những cử chỉ "khuỳnh khoàng" của cậu ngày càng trở nên trơn tru hơn trên những chiếc bàn phím bỏ đi đó. Đam mê tin học, Bảo đã tự tìm tòi trên mạng cách giải những bài toán khó, tự học tự trau dồi kiến thức cho bản thân mình.

 

 

Cậu[-]sinh[-]viên[-]bại[-]não[-]tốt[-]nghiệp[-]loại[-]giỏi[-]ngành[-]An[-]ninh[-]mạng[-]2

Bảo say mê bên chiếc máy vi tính

 

Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10, cậu đậu vào lớp chọn trường THPT Nguyễn Di Hựu, một trường danh giá của tỉnh Quảng Nam lúc bấy giờ. Với thành tích học tập đáng nể đó, ông Đẩu đã quyết định mua tặng Bảo một bộ máy vi tính.

 

Ông bồi hồi: "Chiếc máy vi tính đó đã giúp Bảo tự học, trau dồi kiến thức. Có lần, cháu bị đột quỵ trên lớp do thể trạng yếu cũng như những di chứng của bệnh tim, khi nó cố gắng quá sức". Bộ máy vi tính là người bạn đồng hành suốt thời gian Bảo phải ở nằm nhà điều trị phục hồi sức khỏe.

 

Nhờ có nó, Bảo mới có sự trở lại để bắt kịp với các bạn trên lớp mà không phải nghỉ học giữa chừng. Niềm đam mê tin học khiến cậu không mất nhiều thời gian suy nghĩ để lựa chọn ngành công nghệ thông tin khi nộp hồ sơ đang kí thi đại học. Số phận lại một lần nữa thử thách Bảo, do thể trạng quá yếu, cậu đã bị ngất, phải đi cấp cứu khi đang làm bài thi môn Hóa. Ước mơ đại học dang dở. Thế nhưng, không từ bỏ ước mơ, cậu quyết định đi theo con đường vòng.

 

Ba năm theo học tại trường cao đẳng Hữu nghị Việt - Hàn, ngọn lửa khát khao ấy vẫn luôn cháy bỏng. Cầm trên tay tấm bằng loại giỏi của trường khi bảo vệ thành công đồ án "An ninh mạng máy tính", để rồi giờ đây, Bảo đang trong những bước đi cuối cùng trên con đường chinh phục khát vọng trở thành một kỹ sư máy tính khi đang theo học năm thứ tư ngành Công nghệ thông tin tại trường đại học Bách khoa Đà Nẵng.

 

Gia Bảo chia sẻ: "Em chỉ biết cố gắng học tập, rèn luyện phát huy hết khả năng của bản thân và luôn muốn hòa đồng cùng mọi người. Đồng thời, em cũng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc chân thành của mọi người xung quanh, giúp em tự tin hơn vào bản thân mình".

(Theo kênh 14)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cậu sinh viên bại não tốt nghiệp loại giỏi ngành An ninh mạng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI