Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai?
(09:51:17 AM 18/03/2015)
Cây bàng bên dòng sông Đồng Nai. Ảnh chụp từ quán cà phê Cây Bàng, 2010 (Ảnh: PHN).
Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
Đã viết bao nhiêu lá thư tình
Gửi xuống lòng sông
Chờ đợi?
Đó là đoạn đầu bài thơ rất được yêu thích của nhà thơ nữ Khương Hà: Cây bàng bên dòng sông Đồng Nai. Cô sáng tác bài thơ này khi tuổi mới mười tám đôi mươi, ngồi ở quán cà phê Cây Bàng bên dòng sông Đồng Nai, nhìn những chiếc lá bàng lả tả rơi, trôi theo dòng nước.
Bài thơ kết thúc bằng khổ thơ:
Anh có biết cây bàng yêu dòng sông Đồng Nai
mà dòng sông cứ xuôi về biển cả
Không hiểu nổi một điều nghiệt ngã
Phía xa khơi sẽ tan mất chính mình
Như nhiều quán cà phê bên sông Đồng Nai khác, quán cà phê Cây Bàng nhìn ra dòng sông Đồng Nai lặng lờ trôi. Không được quy mô hoành tráng như những quán khác, nhưng nơi đây có cây bàng lâu năm, xỏa cành lá xuống dòng sông, gơi nên nhiều thi hứng.
Không gian nơi đây yên ả, trầm lắng. Bạn có thể ngồi một mình, lặng im suốt buổi để nhìn dòng sông Đồng Nai lững lờ, nhìn những chiếc lá bàng rơi lả tả theo chiều gió...
...
Một sáng mùa Xuân năm 2015, tôi ngồi ở cà phê Cây Bàng, ngắm cây bàng bên dòng sông Đồng Nai. Không, cây bàng xỏa lá xuống dòng sông năm xưa đã bị đốn hạ mất rồi. Và dòng sông, dòng sông nơi đâu? Sông ở xa kia, thoáng mờ như làn chỉ. Còn nơi đây sông đã bị lấp mất rồi, thay vào đó là những đống đất đá, cát bụi mịt mờ. Quán cà phê vẫn còn cây bàng nho nhỏ, nhưng đã xa, xa con sông nhiều lắm. Lá bàng vẫn rơi, nhưng rơi trên đất đá ngổn ngang.
Vài năm sau, nơi xưa kia là con sông sẽ mọc lên những tòa cao ốc. Nhà thơ Khương Hà liệu có về đây chăng để sáng tác bài thơ Cao ốc bên dòng sông Đồng Nai?
Có lẽ không cần phải sáng tác thêm bài thơ khác, chỉ cần thay đoạn cuối bài thơ cũ:
Anh có biết cây bàng yêu dòng sông Đồng Nai
mà dòng sông ngày qua ngày, bị lấp
Ai đó trôi theo dòng đời tấp nập
Một ngày kia sẽ chôn lấp chính mình.
Trước quán cà phê Cây Bàng, ngày 3/3/2015. Dòng sông ở xa kia, mong manh như sợi chỉ.
Thật sâu, thật xa trong này, những chiếc lá bàng bơ vơ... Bạn có thấy vài chiếc lá vàng rơi xuống đất đen (thay vì rơi xuống dòng sông) hay không?
CÂY BÀNG BÊN DÒNG SÔNG ĐỒNG NAI
Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
Đã viết bao nhiêu lá thư tình
Gửi xuống lòng sông
Chờ đợi ?
Con nước cứ cuốn trôi mất niềm hy vọng
Mong manh - như tình yêu của em.
Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
Đã khóc bao nhiêu giọt nước mắt
(Nỗi đau thật ra có hình hài)
Mỗi trái bàng rơi là mỗi lần se thắt
Sông vẫn vô tâm nhận chìm tất cả
Và im lặng - như anh.
Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
Mặc mùa hạ ghim nghìn mũi tên mưa
Mặc mùa thu những lá thư vàng úa
Giọt nước mắt theo mùa đông cằn cỗi
Vẫn âm thầm khắc khoải
Nuôi dưỡng ngọn lửa xanh
Đợi mùa xuân để bừng cháy trên cành
Như tình yêu em dành cho anh
Đâu chỉ vài ngày…
Anh có biết cây bàng yêu dòng sông Đồng Nai?
Mà dòng sông cứ xuôi về biển cả
Không hiểu nỗi một điều nghiệt ngã
Phía xa khơi sẽ tan mất chính mình.
Bùi Khương Thanh Hà
Ý kiến bạn đọc về: Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai?
-
lapsong (10:52:23 AM 18/03/2015)Lấp sông Đồng Nai làm dự án
Lấp sông Đồng Nai làm dự án http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/lap-song-dong-nai-lam-du-an-542081.html
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.