Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Không có ai là hòn đảo
(18:02:07 PM 18/06/2011)
Tranh Nguyễn Trung
Tôi thích những con cá kiểng nhỏ, nên hồ cá trong nhà toàn là cá nhỏ. Và, để cho cân đối, để cho có cặp có đôi, tôi thường mua cá theo từng cặp: một cặp bảy màu, một cặp cánh buồm, một cặp neon, một cặp hồng kim…
Có một hồ cá nhỏ trong nhà, để những khi rảnh rỗi ngồi ngắm nhìn cá tung tăng bơi lội cũng là một cách thư giãn, để cho đầu óc như được bơi theo những sắc màu, tẩy rửa những tạp niệm. Nhưng cũng có nhiều lúc, tôi ngồi thẫn thờ bên hồ cá khi thấy một con cá vừa bị chết hoặc một con cá bị mất tích mà không hiểu vì đâu. Sau những phút giây buồn bã như thế, tôi lại đi mua một con cá khác mang về bỏ vào hồ. Nếu mất một con hồng kim, tôi sẽ mua một con hồng kim khác, nếu mất một con neon, thì sẽ có một con neon khác được thế vào. Cứ như thế, cái hồ cá trong nhà của tôi như chưa bao giờ có sự mất mát, hao hụt đi. Với những người khách đến chơi nhà, nhìn hồ cá, thì đương nhiên là không biết có những con cá đã từng ở đây và đã vắng mặt. Chỉ có tôi là biết, đã có những con cá chết đi hoặc mất tích từ cái hồ nhỏ bé này.
Những ý nghĩ từ cái hồ cá ấy, một hôm chợt đến khi tôi đang chạy xe ngoài đường. Cũng là những con đường này, từ bao nhiêu năm nay, ngày nào tôi cũng đáo qua đáo lại. Mỗi buổi sớm, tôi vẫn nhìn thấy người bán xôi ở góc này, người bán báo ở góc kia, người bán bánh dừa nướng ngồi ngã tư đường, người bán hoa sen dạo thường dựng xe đạp trên vỉa hè… Và, cùng tôi trôi trên đường là miên man dòng người, tưởng chừng không bao giờ kết thúc, không bao giờ ngưng lại. Nhưng tôi biết, trên từng con đường, từng góc phố đó, đã có những người mất đi, đã có những người trở lại quê nhà, đã có những người âm thầm không tham dự vào nhịp sống của phố phường nữa. Nhưng, nhìn từ ngoài, tôi và bạn dường như thấy nhịp sống vẫn như không có gì thay đổi. Nào có mấy ai biết, người bán hoa sen dạo hôm nay không phải là người của hôm qua? Có mấy ai biết, ở chỗ nắp hố ga trên đường kia, có một em bé đã chết trong trận mưa to ngày trước? Có mấy ai biết…
Cuộc sống là một sự tiếp diễn. Mất mát là quy luật của muôn đời. Nhưng sẽ có điều gì đó như là xót xa, nếu như chúng ta biết có những người đáng được sống nhưng rồi phải chết, có những người đáng được hạnh phúc nhưng rồi phải gánh chịu thiệt thòi bất hạnh. Không dễ dàng như thay một con cá con hồ, mỗi mất mát con người, dù với lý do gì, cũng không thể bù đắp được, bởi đó là sự mất đi một sinh thể, một linh hồn.
“Không có ai là hòn đảo/ Hoàn toàn chỉ riêng mình/ Mỗi người là một mẩu của lục địa/ Một mảnh của đại dương/ Nếu một hòn đất bị biển khơi lấy mất/ Châu Âu sẽ nhỏ hơn/ Và cũng vậy, nếu đó là cả một dải đất/ Nếu đó là thái ấp của anh/ Hay của bạn anh/ Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt/ Bởi tôi là một phần của loài người/ Cho nên đừng hỏi/Chuông nguyện hồn ai/Chuông nguyện hồn anh đấy”. Đó là những câu thơ bất hủ của thi sĩ người Anh John Donne, được viết từ khoảng bốn trăm năm về trước. Và, nhà văn Hemingway đã lấy bài thơ này làm đề từ cho tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai.
“Không có ai là hòn đảo” và “Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt”, đó là tâm cảm không chỉ của riêng thi sĩ. Nếu như ai cũng sống với tâm cảm như thế, thì cuộc đời này sẽ tốt đẹp hơn biết chừng nào.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.