Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Mùa cá cơm về
(22:58:29 PM 09/06/2013)Xóm chài nhà tôi nghèo lắm, ngư dân chỉ đủ tiền sắm những chiếc ghe nhỏ, đánh bắt gần bờ mà thôi. Vậy mà, trong một lần biển động, cha tôi đã vĩnh viễn không về. Mẹ đi bước nữa, nên chỉ mình tôi ở lại xóm chài cùng ông nội.
Ngày nhỏ, cứ vào dịp đầu hè là lũ trẻ trong xóm chài lại í ới gọi nhau ra bến tàu “mót” cá. Bởi, tầm hè, theo lời ông nội là mùa cá cơm về. “Con cá cơm ngộ lắm, chỉ khi nào trời yên biển lặng, nước âm ấm, thì nó mới chịu về. Mà đã về là về từng luồng, nội còn khỏe thì mùa này cũng dong thuyền ra biển chứ chẳng bó gối ngồi nhà đâu”. Rồi nội lại hồi ức về cái thuở thanh niên của mình, mỗi năm đến mùa cá cơm, cả vùng biển ngợp một màu đen sẫm của những đàn cá. Những tay lưới nặng trĩu, chỉ toàn là cá cơm. Theo lời nội thì cả năm, dân xóm tôi trông đợi nhất mùa này, bởi xóm nghèo, nên thuyền nhỏ - có muốn cũng chẳng thể ra khơi xa được. Vậy nên, mùa cá cơm chính là mùa no ấm của cả xóm, và là mùa mà bọn trẻ chúng tôi vui nhất, vì hè về nên có thể lang thang ngoài biển từ trưa đến chiều mà chẳng bị người lớn la rầy.
Ngoài bãi, cơ man nào là cá cơm sóng sánh ánh bạc từ khoang thuyền đến những chiếc thùng to ụ, cá rớt trên bãi, cá vướng trên lưới… con nào con nấy tươi rói, thuôn dài tăm tắp, trắng ngần như ngón tay trẻ nít.
Thường thì những rổ cá cơm tôi “mót” về, nội chỉ rửa qua nước sạch rồi trải đều trên cái khuôn nhỏ cho vào nồi hấp, cá chín thì trải ra sân phơi. Quê tôi, sẵn nắng, sẵn gió nên cá phơi lúc nào cũng thơm lừng và giữ được mùi lâu. Cũng có mùa nội không phơi khô mà ướp muối cho vô một cái lu làm mắm, mắm nội muối thơm lựng, beo béo, ngòn ngọt rất đậm đà, chỉ cần giằm trái ớt hiểm, rồi chan vào cơm trắng cũng thấy ngon. Ngoài phơi khô và làm mắm thì vào mùa cá cơm, gần như ngày nào bữa cơm nghèo của hai ông cháu cũng duy nhất món này, bữa thì tôi làm cá cơm lăn bột cho nội lai rai, còn mình thì cơm trắng rau luộc với nồi cá cơm kho keo có thật nhiều hành tiêu. Lúc thì đổi món cá cơm nấu ngót với lá me, hoặc cá cơm bóp giấm với rau muống…
Cá cơm không chỉ nuôi tôi lớn mà còn góp phần cho tôi ăn học, bởi vào mùa cá cơm, ngoài những buổi chiều đi mót cá, tôi còn đi theo mấy bà, mấy chị làm thuê cho mấy lò sấy cá cơm để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống của hai ông cháu và mua sách vở đến trường.
Mùa cá cơm với cái nắng hè oi bức trên cát biển mênh mông tự bao giờ đã trở thành máu thịt của tôi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.