Sống xanh » Công sở xanh
Vụ lương "khủng": Không truy thu tiền của người lao động
(14:56:11 PM 06/09/2013)
Chiều 5/9, ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nói tại buổi trao đổi với báo chí về sai phạm tại bốn công ty công ích mà TP vừa xử lý.
Chỉ “đánh” vào lương "khủng" của lãnh đạo
Ông Lê Mạnh Hà tại buổi trao đổi với báo chí. Nguồn: Internet.
Cũng theo ông Hà, NLĐ bị thiệt thòi phải được khôi phục quyền lợi, chỉ truy thu số tiền chi sai cho viên chức quản lý. “Trong văn bản kết luận ngày 28/8, UBND TP không có dòng nào đề cập đến việc truy thu tiền của NLĐ” - ông nói.
“Chúng tôi làm việc này là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Họ làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại và là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ phải được bảo vệ. Việc điều chỉnh định mức lương không ảnh hưởng tới quyền lợi của NLĐ. Chỉ có tiền lương của khối quản lý bị giảm xuống mà thôi” - ông Hà nói.
Ông Hà cũng thông tin: Năm 2011, lương viên chức quản lý rất cao. Mức lương trung bình của khối công ích cao hơn rất nhiều so với các khối khác. Quan điểm của UBND TP là lương chi năm 2012 không thể cao hơn năm 2011 nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi NLĐ. Về lương thì năm 2012 sai phạm nghiêm trọng hơn. TP chỉ mới chỉ đạo thu hồi lương chi sai cho lãnh đạo các công ty công ích của năm 2011, còn năm 2012 chưa xác định chính xác vì chưa phê duyệt quỹ lương.
“Năm 2011 các công ty này đã lãng phí, bóc lột NLĐ và lương lãnh đạo công ty này đã rất cao. Đến năm 2012 lại tiếp tục vi phạm, đây là cố tình. Năm 2013 cũng tiếp tục chi sai. Quan điểm của UBND TP là bảo vệ ngân sách, bảo vệ quyền lợi NLĐ… Ngay từ đầu chúng tôi rất phẫn nộ vì lương cao là họ lấy của NLĐ. Tuy nhiên, hôm 4-9, trước khi bị tạm đình chỉ công tác, có lãnh đạo công ty còn không chịu nhận cái sai của mình” - ông Hà thông tin.
Hàng loạt cái sai
Ông Hà cũng cho hay: Trong thông báo kết luận, chỉ mới thanh tra năm 2011, 2012 và không nêu hết các chi tiết sai phạm của các doanh nghiệp như không khám sức khỏe, các chế độ phúc lợi khác… Trong đó, các công ty có ba sai phạm lớn:
Thứ nhất, ký hợp đồng lao động sai luật để tước đoạt quyền lợi NLĐ trực tiếp trong điều kiện lao động khắc nghiệt, mức độ độc hại, nguy hiểm cao. Trong đó các công ty này ký hợp đồng thời vụ 2,5 đến ba tháng với hàng ngàn lao động. Sau đó cho nghỉ 15 ngày rồi mời làm tiếp…
Thứ hai, chi lương cho lãnh đạo công ty với mức cao bất thường và chế độ lương bất bình đẳng.
Thứ ba, số lao động thực tế được sử dụng thấp nhiều hơn với lao động định mức chuyên ngành. Hay nói cách khác là lao động khống. Lẽ ra chỉ có 100 lao động/ngày nhưng kê lên 200 lao động.
“Kết thúc năm 2011, sang năm 2012 thì chúng tôi đã phát hiện rồi, không phải là muộn nhưng cũng không quá sớm và việc tự phát hiện cũng rất gian khổ. Cạnh đó, việc xử lý cũng rất nhanh. Từ lúc báo chí phản ánh cho đến khi quyết định tạm đình chỉ công tác lãnh đạo các công ty chưa đầy một tuần…”.
Tại buổi trao đổi, ông Hà cũng cho biết liên quan tới thông tin truy thu tiền của lao động xe buýt vẫn theo nguyên tắc là không thu hồi tiền của NLĐ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
- Ba loại cây giúp giảm stress ở nơi làm việc
- Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023
- Gợi ý cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn
- Vinamilk dẫn đầu Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022 của CareerBuilder
- 7 yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi tuyển dụng nhân viên
- VNPT tiếp tục vào Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021
- Vinamilk trở thành “Đối tác đồng hành” của Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?