Sống xanh » Công sở xanh
TP.HCM: Cao ốc 42 tầng ngắc ngứ
(21:23:48 PM 12/09/2014)Nằm ở vị trí đắc địa với quy mô cao 42 tầng (cao 195 m), hứa hẹn sẽ là một trong những công trình cao, đẹp nhất TP HCM nhưng sau khi đã hoàn thành phần thô, gần 3 năm qua, mọi người qua lại đều thắc mắc vì sao công trình vẫn nằm trơ. Trong đơn gửi Báo mới đây, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Sài Gòn M&C khẩn cầu các bên liên quan tìm biện pháp “giải cứu” dự án, bảo đảm quyền lợi cổ đông, người lao động.
Tòa nhà Saigon One Tower 42 tầng thi công dang dở Ảnh: Hoàng Triều
Kiệt quệ tài chính
Saigon One Tower (tên cũ là Saigon M&C Tower) nằm ngay góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Võ Văn Kiệt (quận 1,
TP HCM) do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C (Sài Gòn M&C) làm chủ đầu tư, có tổng vốn lên tới 256 triệu USD. Dự án khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành trong năm 2011. Thiết kế dự án là tòa văn phòng và căn hộ hạng A. Dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC do nhà thầu Bouygues Batiment International thi công. Giá bán căn hộ dự kiến 7.000 USD/m2.
Dù vậy, sau khi xây dựng phần thô thì dự án đã dừng thi công, “trơ xương” từ cuối năm 2011 cho đến nay. Nguyên nhân là do thiếu vốn dẫn đến nhà thầu ngừng thi công. Điều đáng chú ý là dự án sử dụng chủ yếu vốn vay nên dù ngừng thi công vẫn phải nợ ngân hàng với chi phí lãi ước tính trên 1 tỉ đồng/ngày. Trước khi dự án triển khai, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đông Á và Sài Gòn M&C đã tổ chức ký hợp đồng tài trợ cho dự án với tổng số tiền cho vay 133,5 triệu USD, trong đó số tiền cam kết cho vay của Vietcombank là 110 triệu USD.
Tại đơn cầu cứu, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Sài Gòn M&C cho biết do phải ôm khoản nợ quá lớn từ các ngân hàng như nói trên nên hơn 6 tháng qua, người lao động trong công ty không được trả lương, không có bảo hiểm, mọi hoạt động gần như ngưng trệ. Khả năng dự án về tay các tổ chức tín dụng là rất lớn, trong đó có 30% vốn của doanh nghiệp nhà nước là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist).
Khuất tất từ cổ đông lớn
Trong giai đoạn trước khi thực hiện dự án Saigon One Tower, cổ đông lớn của Sài Gòn M&C là Công ty CP M&C (gọi tắt là M&C). Đơn vị này chiếm 49% vốn điều lệ, đã mang trên 10,46 triệu cổ phiếu, tương ứng 20% vốn điều lệ, thế chấp cho Công ty CP Tài chính Dầu khí (PVFC - hiện đã sáp nhập với Ngân hàng Phương Tây). Đến thời hạn thanh toán mà phía M&C không có khả năng trả nên PVFC yêu cầu được lấy cổ phần và trở thành cổ đông. Lúc đó, ông Phạm Thanh Dũng, Tổng Giám đốc M&C, đã ký xác nhận và cấp sổ cổ đông cho PVFC. Tuy nhiên, việc này lại không lưu điều chỉnh vào sổ cổ đông của M&C nên PVFC hoàn toàn không có tên trong danh sách, không là cổ đông của M&C cho đến nay. Nhiều lần đại hội cổ đông diễn ra nhưng PVFC đều không được triệu tập. Sau khi vụ việc được đưa ra tòa, tòa án yêu cầu M&C phải thừa nhận PVFC là cổ đông. Thế nhưng, từ đó đến nay, M&C vẫn không chịu thi hành án. Bên cạnh đó, M&C vẫn còn chiếm dụng của Sài Gòn M&C 149 tỉ đồng chưa giải quyết. Một số cá nhân là lãnh đạo, nhân viên công ty (đã nghỉ việc) tạm ứng với số tiền lên đến 25 tỉ đồng nhưng vẫn không truy thu được.
Để tháo gỡ thế bế tắc của dự án, bà Nguyễn Thị Cúc, thành viên ban kiểm soát, đại diện Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (chiếm 5% cổ phần), cho biết PNJ cũng như Ngân hàng Đông Á, Saigontourist và các cổ đông khác đã kiến nghị HĐQT Sài Gòn M&C nhanh chóng đàm phán với ngân hàng, gọi thêm vốn đầu tư giai đoạn cuối, gấp rút hoàn thành dự án và sớm đi vào hoạt động. Về việc này, ông Trần Hùng Việt, Tổng Giám đốc Saigontourist, xác nhận HĐQT Sài Gòn M&C đã họp bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn để việc thi công công trình được tiếp tục. Ông Phùng Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch HĐQT Sài Gòn M&C, cũng cam kết sẽ hoàn thành việc thanh toán cho nhà thầu trong một vài ngày tới để thi công trở lại. Theo ông Việt, khó khăn của Sài Gòn M&C cũng là khó khăn chung của thị trường địa ốc, còn những khuất tất trong việc bán cổ phần cho PVFC trước đây thì do phía cổ đông lớn là M&C gây ra, họ có trách nhiệm giải quyết, sai phạm ra sao sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Ưu tiên giải quyết nợ lương
Trước kiến nghị của Ban Chấp hành Công đoàn Sài Gòn M&C về việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng HĐQT Sài Gòn M&C cần nhanh chóng tìm biện pháp giải quyết. “Việc nợ lương và các chế độ đối với người lao động thì HĐQT bắt buộc ưu tiên giải quyết vì khoản này không lớn” - bà Cúc nhấn mạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
- Ba loại cây giúp giảm stress ở nơi làm việc
- Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023
- Gợi ý cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn
- Vinamilk dẫn đầu Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022 của CareerBuilder
- 7 yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi tuyển dụng nhân viên
- VNPT tiếp tục vào Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021
- Vinamilk trở thành “Đối tác đồng hành” của Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Ba mũi nhọn trong chiến lược thực hiện mục tiêu kép của Vinamilk
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?