Dự kiến, Thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ thông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, trình độ cao cấp bậc 6, hoặc sử dụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
Bộ Nội vụ vừa đưa ra dự thảo quy định tiêu chuẩn ngoại ngữvới các chức danh lãnh đạo như Thứ trưởng, vụ trưởng, giám đốc sở,v.v.. Chưa thấy có thống kê nào về thực trạng sử dụng ngoại ngữ của các thứ trưởng hiện nay, nhưng có thể nói cách đặt vấn đề “chuẩn hóa” như thế này cần khuyến khích.
Tuy nhiên, lại có những ý kiến phản bác kiểu như “quy định là viển vông, trên trời, hay đánh đố”.
Tôi thì thấy chả có gì là viển vông cả, buộc các bác, cácchú phải học thôi.
Để hầu hết các lãnh đạo áp dụng được ngay là khó, nhưng đó là hướng có tính bắt buộc chứ không được tự chọn.
Rào cản kỹ thuật ấy nhất thiết phải ứng dụng để loại bỏ tư tưởng"sống lâu lên lão làng" của cán bộ công chức. Thấy khó bàn lùi là một tinh thần không ủng hộ cho tiến bộ xã hội.
Hội nhập với thế giới từ lâu rồi mà lãnh đạo nhà nước, Chínhphủ không biết ngoại ngữ là không ổn.
Tôi công tác tại một học viện của quân đội. Trước đây, khi thủ trưởng học viện yêu cầu cán bộ trẻ, giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ -chẳng hạn Tiếng Anh là trình độ tương đương B1 châu Âu trở lên, ai không có thìxem xét đến việc đề bạt, nâng lương, thăng quân hàm.
Lúc đầu, nhiều người cũng kêu ca dữ lắm nhưng rồi buộc mọingười vẫn phải lao vào học để trang bị vốn ngoại ngữ cho mình.
Mọi việc rồi cũng trở nên bình thường, chẳng ai còn kêu ca nữa, cứ thế mà thực hiện.
Thứ trưởng trở lên toàn là những người có bằng cấp cao cả mà lại kém ngoại ngữ thì giải thích thế nào với thiên hạ đây?