Sống xanh » Công sở xanh
“Luật” của công nghệ số tại công sở
(07:21:20 AM 10/08/2011)
Dưới đây là một số kết quả khảo sát và các bài học rút ra:
Sai lầm “gắn mác” công nghệ
Kết quả khảo sát: 55% Giám đốc phụ trách thông tin cho biết, khi các thiết bị điện tử di động ngày càng thông dụng tại công sở thì số trường hợp sử dụng thái quá, thiếu tôn trọng người khác càng tăng lên.
Quy tắc: Cần thận trọng, vì trong công sở bất kỳ hành vi nào của bạn cũng nằm trong tầm ngắm. Những nhân viên lúc nào cũng chúi mắt chúi mũi vào smartphone, ipad hay kè kè bộ tai nghe Bluetooth dễ làm người khác hiểu lầm là bạn không tập trung, hoặc không cảm thấy hứng thú với những gì đang thảo luận với đồng nghiệp hoặc khách hàng.
Trong khi đó, nói chuyện điện thoại lớn tiếng lại ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người khác, và hình tượng của bạn bị đánh đồng với kẻ thiếu lịch sự.
“Bẫy” đa chức năng trong cuộc họp
Kết quả khảo sát: 45% cấp lãnh đạo thừa nhận họ thường làm việc khác như trả lời email hay lướt web trong cuộc họp.
Quy tắc: “Ám ảnh” đa chức năng có thể thấy ở mọi cấp trong công ty, từ nhân viên đến sếp. Tuy nhiên, cho dù bạn đang tham dự một cuộc họp thường kỳ hay thảo luận với các đồng nghiệp khác bằng phương thức họp online, tốt nhất nên “làm lơ” hay tắt hẳn chiếc BlackBerry cáu cạnh. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi hay email quan trọng, hãy để ở chế độ rung và thông báo cho người chủ trì cuộc họp biết trước về việc này.
“Khổ” vì phím “send”
Kết quả khảo sát: 78% người khảo sát thừa nhận đã từng gửi nhầm email hoặc thêm nhầm tên đồng nghiệp vào danh sách cc khi gửi.
Quy tắc: Số lượng email bạn nhận trong ngày không phải là nhỏ, nên cũng thật dễ hiểu nếu một số email trả lời của bạn đi nhầm hướng phải đến. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tối đa các rủi ro này bằng cách chậm lại, tức kiểm tra lại email trước khi gửi: tiêu đề đã rõ ràng chưa, danh sách người nhận có đầy đủ, và tài liệu đính kèm có chính xác? Hãy tập cho mình thói quen thực hiện các bước kiểm tra trước khi nhấn phím “send”.
“Kết bạn” ngoài công sở
Kết quả khảo sát: 57% cấp quản lý cho biết không thoải mái khi nhận được lời mời kết bạn trên Facebook từ các nhân viên, 47% khẳng định họ không thích kết nối với các đồng nghiệp trên mạng xã hội.
Quy tắc: Cho dù trong văn phòng, bạn thân thiết với sếp và là “cạ cứng” của đồng nghiệp như thế nào đi nữa, thì một số cấp quản lý thường e ngại và không muốn thành bạn Facebook của bạn. Đừng quá coi trọng điều này vì môi trường chuyên nghiệp khác với các chia sẻ mang tính cá nhân trên Facebook.
Mặt khác, bạn có thể tạo riêng danh sách các contact về công việc và cài đặt hạn chế các chia sẻ nếu không muốn từ chối lời mời kết bạn của đồng nghiệp nhưng lại không muốn chuyện riêng tư bị chia sẻ quá nhiều.
Nhìn chung, bạn cần nghiên cứu các quy định của công ty nếu có về việc sử dụng các thiết bị và ứng dụng công nghệ số tại sở làm để tránh vi phạm. Ngay cả khi công ty không khắt khe về chuyện này, bạn cũng cần thận trọng chứ không nên lạm dụng hoặc “vô tư” thái quá. Trong giờ làm việc, sẽ ra sao nếu đồng nghiệp hoặc sếp thấy bạn “post” hoặc “comment” liên tục trên Facebook và Twitter? Vì thế, bạn nên hạn chế thời gian dành cho các trang mạng xã hội khi đang làm việc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
- Ba loại cây giúp giảm stress ở nơi làm việc
- Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023
- Gợi ý cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn
- Vinamilk dẫn đầu Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022 của CareerBuilder
- 7 yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi tuyển dụng nhân viên
- VNPT tiếp tục vào Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021
- Vinamilk trở thành “Đối tác đồng hành” của Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?