»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:40:11 PM (GMT+7)

Ấm lòng với cửa hàng Cơ hội thứ hai

(14:36:39 PM 03/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Đều đặn vào một chủ nhật hằng tháng, cửa hàng Cơ hội thứ hai (thuộc Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN) lại mở cửa đón khách.

Ảnh minh họa

 

Ra đời từ tháng 10-2012 với mô hình gây quỹ bằng cách quyên góp quần áo và bán lại với giá rẻ, cửa hàng Cơ hội thứ hai hiện trở thành người bạn thân thiết của người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn TP.

 

Một bộ đồ = 1 chén tàu hủ!

 

“Đây là lần đầu tiên tôi tham gia chương trình. Mừng quá trời! Mua chục bộ quần áo mà chỉ tốn hơn trăm nghìn”, bà Đoàn Thị Nguyễn Phúc vừa cười tươi vừa khệ nệ bưng gói đồ bước ra khỏi văn phòng LIN ở số 180/47 Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).

 

Đều bị mất sức lao động sau thời gian dài làm thợ hồ, bà Phúc và chồng hiện chuyển sang kiếm sống bằng nghề may gia công, bảo vệ. “Thu nhập thấp trong khi nhà có tới ba đứa con đang tuổi ăn học nên phải tằn tiện lắm mới đủ sống. Quần áo của cả nhà toàn do chòm xóm thương cho, tôi chỉ sắm nổi đồ đi học cho con. Không có cửa hàng này thì chẳng biết bao giờ tôi và người nhà mới có dịp mua đồ đẹp như vầy”, bà kể.

 

Tay thoăn thoắt hớt từng lát tàu hủ, bà Nga (60 tuổi, quê Quảng Ngãi) vẫn không giấu được vẻ xúc động khi nói về cửa hàng Cơ hội thứ hai. “Tui bán tàu hủ ở P.14 (Q.Bình Thạnh), lần đó đẩy xe ngang qua thấy người tụ tập đông quá cũng ghé mắt vào xem. Thấy họ bán đồ giá rẻ, tui định mua tấm áo cho đứa cháu nhưng khách gọi tàu hủ miết nên cứ lật đật chạy ra chạy vô, tưởng không mua được cái áo...”, bà Nga nhớ lại. “Vậy mà cuối buổi tụi nhỏ í ới gọi tôi lại đưa áo và tặng thêm một bộ áo quần bà ba. Tất cả chỉ có 5.000 đồng, giá rẻ như chén tàu hủ...”, bà cười.

 

Cho là nhận

 

Đen đúa, gầy gò và thường cọc cạch đi lại trên chiếc xe đạp cũ... Nguyễn Thành Trung (23 tuổi) khiến người đối diện ngạc nhiên khi biết bạn hiện là bí thư liên chi đoàn K52D (ĐH Ngoại thương TP.HCM). “Trung còn là tình nguyện viên duy nhất luôn giành vị trí... giữ xe cho khách và cũng là người luôn đến sự kiện sớm nhất để hỗ trợ sắp xếp bàn ghế, khuân vác đồ”, một điều phối viên tại LIN cho biết.

 

“Tôi nhớ mãi vẻ mặt rạng ngời của những cô chú lao động, công nhân vệ sinh lần đầu được cầm tấm áo mới trên tay... rồi cảm xúc khi ngồi nghe họ kể về những lát cắt cuộc đời mà người trẻ như tôi khó biết được”, Trung nói. Có lần thấy một chú bán hàng rong tần ngần đứng trước cửa, Trung liền chạy ra đề nghị giữ hộ chú... cọc vé số và giỏ đậu phộng “để chú thoải mái lựa đồ”.

 

Có thể bắt gặp những tình nguyện viên đam mê công tác xã hội, hết mình vì cộng đồng tương tự Trung ở cửa hàng Cơ hội thứ hai, như bạn Lại Hồng Vy (23 tuổi, khoa Đông phương học ĐH KHXH&NV TP.HCM), Hà Thị Kim Tuyền (21 tuổi, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)... Niềm ham thích tình nguyện quá lớn nên Hồng Vy đã nộp đơn vào vị trí điều phối viên tại LIN và trở thành người quản lý dự án cửa hàng Cơ hội thứ hai dù Vy từng tốt nghiệp hệ cử nhân tài năng với khóa luận đạt 9,5 điểm.

 

Tình nguyện viên của chương trình hầu hết là sinh viên nên đều rất bỡ ngỡ trước những công việc như liên lạc khắp nơi xin tài trợ đồ cũ, kiểm tra chất lượng và định giá đồ... “Nhiều khi chúng tôi như bơi giữa biển công việc như soạn đồ, phát tờ rơi, quảng bá thông tin đến đúng đối tượng thu nhập thấp...”, Kim Tuyền nhớ lại. Tuy nhiên, Kim Tuyền cho biết chính những áp lực đó đã giúp bạn hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu. “Hiện tôi đã biết cách thẩm định giá, nghiên cứu thị trường và tự tin vào bản thân hơn”, bạn nói.

 

Tất cả mặt hàng tại cửa hàng là đồ mới 80% và có chất lượng tốt nhưng đem về đây dao động chỉ từ 5.000-20.000 đồng/sản phẩm (ngoại trừ một số mặt hàng mới 100% do được tài trợ có giá 50.000 đồng) nên các tình nguyện viên cũng từng e ngại việc hàng tới tay không đúng đối tượng. “Nhưng rất may mắn là những người khá giả tìm đến cửa hàng sau đó lại trở thành cầu nối hoặc quay lại với tư cách nhà tài trợ. Vậy là cửa hàng đã lan tỏa yêu thương một cách hiệu quả, điều đó khiến chúng tôi càng thêm ấm lòng”, Hồng Vy nói.

 

(Theo Tuổi trẻ Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ấm lòng với cửa hàng Cơ hội thứ hai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI