Thứ bảy, 18/01/2025, 10:05:55 AM (GMT+7)

Thế Giới Di Động đã đóng 7 cửa hàng điện thoại từ đầu năm đến nay

(04:28:15 AM 22/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Tìm kiếm tăng trưởng bằng việc mở rộng chuỗi và ngành nghề không còn là cách tối ưu của Thế Giới Di Động như nhiều năm trước, doanh nghiệp này đang đóng bớt cửa hàng.

CTCP Thế Giới Di Động (TGDĐ) khởi đầu năm 2018 với báo cáo tăng trưởng âm của chuỗi Thegioididong.com trong quý I. Cổ phiếu MWG của ông lớn bán lẻ này đã giảm 20% từ đầu năm song song với việc tuyên bố đóng một số cửa hàng bán lẻ điện thoại, chuỗi Bách Hóa Xanh với kế hoạch phát triển 1.000 điểm bán bị rút xuống còn 500.

 
Bách Hóa Xanh: Nước cờ sai của Thế Giới Di Động
 
Gia nhập thị trường năm 2015, một năm sau đó Bách Hóa Xanh có hơn 40 siêu thị tại TP.HCM, và được kỳ vọng sẽ là nguồn thu chính của TGDĐ trong tương lai. Nhà bán lẻ này đặt mục tiêu phát triển Bách Hóa Xanh lên khoảng 300 cửa hàng, xây dựng trung tâm phân phối (DC) tiên tiến…
 
Qua năm 2017, thực tế chuỗi này có gia tăng cửa hàng, nhưng chỉ đóng góp 2% doanh thu. Trong chiến lược của mình, Ban lãnh đạo TGDĐ vẫn muốn sử dụng Bách Hóa Xanh làm mũi tấn công chính năm 2018, với mục tiêu mở thêm 1.000 cửa hàng.
 
Tuy nhiên, tham vọng này đang gặp trở ngại lớn, khi chuỗi Bách Hóa Xanh vẫn duy trì trạng thái lỗ liên tục.
 
Trong buổi gặp gỡ các nhà đầu tư quý I mới đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT TGDĐ, đánh giá chiến lược đưa Bách Hóa Xanh vào các khu dân cư là "hơi vội vàng".
 
TGDĐ đã quyết định giảm 1/2 kế hoạch mở rộng chuỗi này, từ 1.000 cửa hàng xuống 500 trong năm nay.
 
Thế[-]Giới[-]Di[-]Động[-]đã[-]đóng[-]7[-]cửa[-]hàng[-]điện[-]thoại[-]từ[-]đầu[-]năm[-]đến[-]nay

Bước lùi tiêu cực
 
Ông Tài thậm chí thừa nhận lo lắng xuất phát từ tình hình Bách Hóa Xanh. Và điều đó đã phản ánh vào giá cổ phiếu.
 
Nhà đầu tư cũng đang tỏ ra lo ngại cho sự phát triển của chuỗi này. Kết thúc quý I/2018, Bách Hóa Xanh lỗ trước thuế, lãi vay, khấu hao khoảng 60 tỷ đồng, phải đóng 3 cửa hàng. Chuỗi thực phẩm, tiêu dùng này là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu của TGDĐ giảm hơn 20% kể từ đầu năm đến nay.
 
“Có khả năng thegioididong.com và Điện Máy Xanh sẽ phải gánh vác doanh thu của Bách Hóa Xanh. Khi giảm con số cửa hàng mở mới trong năm nay, Bách Hóa Xanh cũng sẽ giảm được số lỗ”, ông Tài nói.
 
Nhiều ý kiến phân tích cho rằng quyết định của TGDĐ được xem là "một bước lùi" mang tính tiêu cực. Nhất là khi cổ phiếu công ty đã phản ứng nhanh chóng với thông tin này, mặc cho những phiên trước tích lũy và hồi phục nhẹ.
 
Như vậy có vẻ như kịch bản “lên ngôi” cho Bách Hóa Xanh được áp dụng như Điện Máy Xanh đã cho thấy sự chệch choạc.
 
Thế[-]Giới[-]Di[-]Động[-]đã[-]đóng[-]7[-]cửa[-]hàng[-]điện[-]thoại[-]từ[-]đầu[-]năm[-]đến[-]nay
Chuỗi Bách Hóa Xanh không đạt tăng trưởng như kỳ vọng. Ảnh: MWG
 
Không có lợi thế với bán lẻ thực phẩm
 
Sản phẩm của Bách Hóa Xanh khác hoàn toàn các sản phẩm mà TGDĐ đã phân phối trước đó. Mặc dù doanh nghiệp có thể đang có những thành công bước đầu ở Bách Hóa Xanh, nhưng với quy mô 500 cửa hàng ở mảng thực phẩm, tiêu dùng nhanh là câu chuyện không đơn giản.
 
Thách thức chính được nhà bán lẻ chỉ ra là hệ thống quản trị đang phát sinh nhiều nhu cầu mới. TGDĐ phải tập trung phát triển công cụ quản lý; hoạt động hậu cần. Doanh thu của các cửa hàng trong chuỗi Bách Hóa Xanh cũng không đồng đều nhau.
 
Ở quy mô ít cửa hàng trước đây, mỗi cửa hàng của Bách Hóa Xanh có doanh thu 800-900 triệu đồng, có cửa hàng lên đến 1 tỷ đồng. Nhưng hiện quy mô nhiều điểm bán hơn, các cửa hàng đang có doanh thu rất thấp. 1/3 số cửa hàng trong chuỗi đang có doanh thu dưới 500 triệu đồng.
 
Một thực tế khác mà TGDĐ phải đối mặt hiện nay là chuỗi thegioididong đã bão hòa, chuỗi Điện Máy Xanh cũng sẽ đạt đỉnh trong vài năm tới, nên việc đưa mục tiêu lấy Bách Hóa Xanh làm động lực tăng trưởng trong trung hạn là dễ hiểu. Nhưng nếu kế hoạch mở rộng đầy tham vọng ở Bách Hóa Xanh “sai” thì doanh nghiệp sẽ như thế nào?
 
Trước mắt, lợi nhuận năm 2018 tăng trưởng thấp hơn các năm trước, do phải tạm bù lỗ cho chuỗi Bách Hóa Xanh.
 
Một chuyên gia trong ngành bán lẻ nhận định xét về năng lực cạnh tranh trong mảng bán lẻ bách hóa, TGDĐ chỉ có thể phát huy công nghệ phần mềm quản lý, còn các yếu tố khác cũng quan trọng như nguồn cung/thu mua, bảo quản, quản lý khách hàng… thì họ không có lợi thế gì so với các đối thủ khác, nên khó mà cạnh tranh hiệu quả.
 
Đã đóng 7 cửa hàng điện thoại
 
Không chỉ Bách Hóa Xanh bị “lỡ nước cờ” trong năm 2018, mũi nhọn của TGDĐ là chuỗi Thegioididong.com cũng đã bước vào giai đoạn thoái trào lần đầu tiên trong lịch sử thành lập. Doanh nghiệp này không còn gia tăng số lượng cửa hàng như nhiều năm trước, mà bắt đầu thu hẹp quy mô.
 
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2018 mà TGDĐ mới công bố, doanh thu công ty đạt 29.700 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 34% kế hoạch cả năm. Chỉ tiêu lợi nhuận đạt 1.044 tỷ đồng, tăng trưởng 44% và đạt 40% kế hoạch.
 
Tuy nhiên, chuỗi Thegioididong.com trong tháng 4 vừa qua đã phải đóng 6 cửa hàng. Trước đó, vào tháng 1, chuỗi này đã đóng 1 cửa hàng và cũng là lần đầu tiên phải giảm bớt số lượng bán lẻ điện thoại.
 
Từ năm 2017 trở về trước, số lượng các cửa hàng Thegioididong.com mỗi tháng chỉ có tăng lên, thậm chí có những thời điểm mỗi ngày chuỗi này mở tới 2 cửa hàng.
 
Thế[-]Giới[-]Di[-]Động[-]đã[-]đóng[-]7[-]cửa[-]hàng[-]điện[-]thoại[-]từ[-]đầu[-]năm[-]đến[-]nay
 
Việc đóng bớt cửa hàng khiến doanh thu mảng này xuống còn 2.883 tỷ đồng, thấp hơn cả doanh thu tháng Tết và chỉ tăng không tới 5% so với cùng kỳ năm trước. Những tín hiệu về số lượng cửa hàng và doanh thu cùng giảm cho thấy thị trường điện thoại dường như đã đến điểm thoái trào.
 
Điện máy đang gánh doanh thu nhưng không còn nhiều tiềm năng
 
Doanh thu chủ lực của TGDĐ đang tập trung vào mảng Điện Máy Xanh và đây cũng là chuỗi mang lại tăng trưởng bền vững nhất cho doanh nghiệp.
 
Trong báo cáo mới nhất, doanh thu tháng 4 của chuỗi điện máy đạt 3.776 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ.  So với tháng 4 năm ngoái, Điện Máy Xanh đã có thêm 326 cửa hàng, cùng với 35 siêu thị Trần Anh sau thương vụ thâu tóm năm ngoái. Tổng số cửa hàng Điện Máy Xanh hiện là 719 cửa hàng (bao gồm Trần Anh).
 
Tuy nhiên, định hướng của TGDĐ tại ĐHCĐ vừa qua là không mở rộng mảng điện thoại và điện máy ồ ạt trong năm 2018. Thay vì mở rộng, MWG sẽ tập trung để tăng doanh thu của các cửa hàng này, với mục tiêu tăng từ 5-10%.
 
Các báo cáo phân tích thị trường của AC Nielsen hay GFK đều chỉ ra thị trường đã tới ngưỡng bão hòa, và sẽ dần đi xuống. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là tháng 1 năm nay, chuỗi Thegioididong.com đạt doanh thu giảm 11% so với cùng kỳ. Đây là chuỗi được đánh giá đã tận dụng gần như toàn bộ các vị trí có lưu lượng khách hàng tốt ở tất cả các thành phố của Việt Nam, nên việc tăng trưởng thêm cho chuỗi này là gần như không thể.
 
Ngay cả lĩnh vực bán lẻ điện máy của TGDĐ cũng bị đánh giá là không còn nhiều tiềm năng để đẩy mạnh tăng trưởng. Dù có một chiến dịch quảng cáo cực kỳ thành công và hệ thống cửa hàng bỏ xa Nguyễn Kim, Chợ Lớn và HC, song với việc đã lấp đầy mặt bằng quan trọng tại các tỉnh, thành phố cấp 2 trên cả nước, dư địa để mở rộng chuỗi điện máy trong năm 2018 không còn.
 
Việc tìm kiếm tăng trưởng bằng mở chuỗi đang là thách thức lớn đối với TGDĐ. Có thể thấy, sự hoài nghi từ phía các nhà đầu tư không phải là không có cơ sở. Trong khi các mảng kinh doanh cốt lõi đã chững lại, tiềm năng phát triển trong những lĩnh vực kinh doanh mới của MWG vẫn còn là dấu hỏi lớn.
 
Trong quá khứ, MWG luôn có những giai đoạn phát triển đáng ngạc nhiên.
 
Thế[-]Giới[-]Di[-]Động[-]đã[-]đóng[-]7[-]cửa[-]hàng[-]điện[-]thoại[-]từ[-]đầu[-]năm[-]đến[-]nay
Tăng trưởng cổ phiếu MWG từ đầu năm đến nay.
 

Thế giới di độngThế giới di động

 

Công ty Cổ phần Thế giới di động, tên tiếng Anh là Mobile World JSC, là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng. Thế giới di động ban đầu lựa chọn mô hình Thương mại điện tử sơ khai với một website giới thiệu thông tin sản phẩm và 3 cửa hàng nhỏ. Năm 2014 công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh đầu tư vào một cửa hàng bán lẻ lớn trên đường Nguyễn Đình Chiểu và liên tục mở rộng cho đến quy mô hiện nay.
 
Bạn có biết: Thế giới di động có 3 công ty con là Thế giới di động, Thế giới điện tử (Điện Máy Xanh), Thương mại Bách hoá xanh.
 
Thành lập: 3/2004
 
Người sáng lập: Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng
 
Trụ sở chính: 364 Cộng Hòa, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
(Theo Bình Nguyên/Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thế Giới Di Động đã đóng 7 cửa hàng điện thoại từ đầu năm đến nay

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

VACNE 30 năm
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI