Công nghệ xanh
Ra mắt thịt bò nhân tạo đầu tiên trên thế giới
(11:05:17 AM 06/08/2013)Thịt bò nhân tạo đầu tiên có chi phí sản xuất gần 7 tỷ đồng, nhưng chưa có vị ngon như mong muốn. Ảnh: BBC.
Trong khi các viện nghiên cứu trong lĩnh vực tế bào gốc đang nỗ lực nuôi dưỡng tế bào cơ thể người để dùng trong cấy ghép nhằm chữa nhiều loại bệnh, GS Mark Post ở ĐH Maastricht và các đồng nghiệp sử dụng kỹ thuật tương tự để nuôi cơ và mỡ tại phòng thí nghiệm ở Hà Lan để làm thực phẩm.
GS Post và đồng nghiệp lấy tế bào cơ của bò rồi nuôi bằng chất dinh dưỡng và hóa chất thúc đẩy tăng trưởng để giúp tế bào phát triển, sinh sôi. Sau 3 tuần, họ thu được hơn 1 triệu tế bào gốc rồi đặt vào những chiếc đĩa nhỏ để các tế bào kết hợp lại thành các dải cơ nhỏ dài khoảng 1cm và dày vài milimet. Những dải cơ này được viên thành cục nhỏ rồi làm đông lạnh. Khi thu được đủ số lượng cần thiết, những viên thịt nhân tạo được rã đông và ép thành miếng mỏng để sẵn sàng cho việc nấu nướng.
Thịt bò nhân tạo có màu trắng, và các nhà khoa học đang nỗ lực khiến chúng có màu đỏ giống thịt tự nhiên hơn, bằng cách cho thêm hợp chất tự nhiên myoglobin. Miếng thịt ra mắt lần này được nhuộm đỏ bằng nước ép củ cải đường. Các nhà nghiên cứu cũng cho thêm vụn bánh mỳ, caramel và nghệ tây để thịt có thêm hương vị.
Hiện tại các nhà khoa học mới chỉ làm được một miếng thịt nhỏ, vì việc sản xuất những miếng thịt lớn đòi hỏi nhiều hệ thống tuần hoàn nhân tạo lớn hơn để vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy. GS Post cho biết, miếng thịt bò nhân tạo đầu tiên có vị chưa ngon lắm, nhưng ông hy vọng nó sẽ “đủ ngon”. Chi phí để làm ra miếng thịt bò này là 215.000 bảng Anh (tương đương gần 6,9 tỷ đồng).
Nhiều người cho rằng, ăn ít thịt hơn là cách dễ hơn để đối phó tình trạng thiếu thực phẩm có thể xảy ra trong tương lai. GS Tara Garnett, Giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm tại ĐH Oxford (Anh), nói: “Tình hình của chúng ta là 1,4 tỷ người trên thế giới đang bị thừa cân, béo phì, trong khi đó 1 tỷ người phải lên giường ngủ với cái bụng đói”. Vì thế, bà Garnett cho rằng, giải pháp không chỉ là phải sản xuất ra nhiều thực phẩm hơn mà phải thay đổi hệ thống cung cấp và tiếp cận để đưa thực phẩm tới người nghèo nhiều hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững
- Giảm 50% lượng rác thải nhờ làm tốt công tác phân loại tại nguồn
- Việt Nam đang bán lúa non tín chỉ carbon giá bèo
- HANE đồng hành cùng Lữ đoàn 125 tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Bốn tiêu chí triển vọng giúp rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar
- Hạn chế những tác động bất lợi đến công tác bảo tồn Cây Di sản
- 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam với 85 loài đặc hữu
- Lâm Đồng đề xuất loại bỏ Dự án Khu công nghiệp- nông nghiệp hơn 300 ha
- Vì sao lở đất thường kèm theo những tiếng nổ lớn?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.