Thứ sáu, 22/11/2024, 00:22:30 AM (GMT+7)

Mật khẩu Blackberry gặp nguy Tin mới nhất

(15:32:15 PM 01/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Hãng phần mềm Elcomsoft tuyên bố đã phát minh một chương trình có khả năng “moi” được mật khẩu gốc (master device password) từ một chiếc Blackberry đã được mã hóa.

 

 
Nổi tiếng với khả năng bảo mật cao gần như tuyệt đối, liệu đã đến lúc Blackberry mất đi danh hiệu của mình? - Ảnh minh họa: Internet
 
 
Elcomsoft đã nâng cấp gói giải pháp bẻ khóa mật khẩu điện thoại của mình bằng một tính năng vô cùng “đáng giá”: giải mã mật khẩu gốc (master device password) sử dụng trong Blackberry của Research in Motion, chiếc smartphone được xem là có độ bảo mật cao nhất thế giới hiện nay.
 
 
Việc cố gắng giải mã mật khẩu gốc của một smartphone Blackberry, hoặc tablet PlayBook từ RIM luôn được xem là “nhiệm vụ bất khả thi”. Điều này đặc biệt đúng với Blackberry, khi chiếc điện thoại thậm chí còn được lập trình để xóa sạch mọi dữ liệu bên trong nó nếu người dùng, hoặc bất cứ ai, nhập sai mật khẩu đến lần thứ 10. Vậy hãng phần mềm Nga đã làm thế nào để có thể tự tin đưa ra tuyên bố chắc nịch như vậy?
 
 
Elcomsoft cho hay mấu chốt để phần mềm của họ hoạt động hiệu quả là người dùng cần phải sở hữu một chiếc thẻ nhớ rời, kết hợp với việc kích hoạt (enable) chế độ mã hóa trên chiếc thẻ. Tính năng này vốn bị tắt (disable) mặc định, song Elcomsoft cho biết vẫn có khoảng 30% người dùng BlackBerry chủ động kích hoạt với mục đích tăng cường an ninh và độ bảo mật.
 
 
Khi đó, phần mềm của Elcomsoft sẽ phân tích chiếc thẻ nhớ rồi sử dụng phương thức brute-force (thử hàng triệu mật khẩu trong một giây) để “mò” ra mật khẩu gốc của thiết bị. Hãng phần mềm Nga khẳng định sản phẩm của họ có khả năng giải mã thành công một mật khẩu 7 ký tự trong vòng chưa đầy một giờ, với điều kiện tất cả đều là chữ in thường hoặc in hoa. Phần mềm này không cần “đụng chạm” gì đến thiết bị (chiếc Blackberry), mà chỉ cần thao tác với chiếc thẻ nhớ.
 
 
Có tên gọi đầy đủ “Phone Password Breaker” (tạm dịch: Bộ giải mã mật khẩu điện thoại), gói phần mềm từ Elcomsoft còn có thể được dùng để giải mã mật khẩu dùng để tiếp cận các file dự phòng (cũng được mã hóa) đối với iPhone, iPad và iPod Touch của Apple.
 
 
THÚY QUỲNH (Tuổi trẻ)
Từ khóa liên quan: Mật khẩu, Blackberry , gặp nguy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mật khẩu Blackberry gặp nguy

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.

VACNE 30 năm
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI