Công nghệ xanh
Khẳng định vai trò của công nghệ ADN trong đời sống xã hội
(05:31:29 AM 26/02/2013)
Từ bước khởi đầu
Ý tưởng thành lập một dịch vụ công nghệ cao ở Việt Nam đã được Giáo sư Lê Đình Lương - một trong những người có nhiều đóng góp cho ngành công nghệ di truyền và sinh học “nung nấu” từ rất lâu. Năm 1988, chiếc máy PCR – công cụ hàng đầu trong xét nghiệm ADN đã được GS Lương mua về từ Matxcơva đánh dấu bước khởi đầu cho nghiên cứu di truyền và công nghệ ADN tại Việt Nam.
Theo Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thị Nga, hiện nay Trung tâm hoạt động trong ba lĩnh vực công nghệ cao là xét nghiệm huyết thống, giám định hài cốt và chẩn đoán bệnh ở mức phân tử ADN. Trong lĩnh vực xét nghiệm huyết thống, các kỹ thuật và công nghệ đã đạt trình độ quốc tế. Trung tâm xác định được tất cả mọi quan hệ huyết thống, từ trực hệ đến không trực hệ, phả hệ và kết quả xét nghiệm có thể sử dụng toàn cầu, vì từng chi tiết trong bản kết quả trùng khớp hoàn toàn với kết quả đó thực hiện tại bất kỳ nước tiên tiến nào…
Khi Trung tâm mới được thành lập, nhiều ý kiến cho rằng các kết quả xét nghiệm sẽ tạo ra những rạn nứt trong quan hệ gia đình, gây xáo trộn cho xã hội. “Thế nhưng ngược lại với những nhận định trên, Trung tâm đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ dư luận xã hội. Và hoạt động của Trung tâm đã làm sâu rộng thêm sự hiểu biết cả về khái niệm cũng như thực tế ứng dụng ADN và công nghệ ADN trong cộng đồng cư dân nước ta”, bà Nga chia sẻ.
Theo GS Lương, trong xét nghiệm huyết thống, độ chính xác khi kết luận phủ nhận quan hệ là 100%, đối với kết luận khẳng định quan hệ thì độ chính xác khoảng 99, 9999%, vì cứ khoảng 7 tỷ người, tính theo lý thuyết xác suất, thì có khả năng có 2 người có đủ cả 16 locut (gen) trùng nhau. Trên thực tế, con số 1/7 tỷ có thể coi bằng 0. Đó là chưa kể hiện nay Trung tâm đã sử dụng cả các bộ 23 gen, 30 gen và nhiều hơn. Khi đó độ chính xác còn tăng lên rất nhiều, vì cứ trung bình thêm 1 gen đưa vào xét nghiệm thì độ chính xác thêm 1 con số 9 sau dấu phẩy.
Về mẫu xét nghiệm, nguyên tắc chung là tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có thể dùng làm mẫu xét nghiệm (máu, tế bào sau má, gốc tóc, gốc râu, móng tay, cuống rốn...). Tuy nhiên, phổ biến nhất, dễ làm nhất vẫn là mẫu máu, chỉ cần một lượng máu nhỏ bằng hạt gạo lấy ra từ đầu ngón tay là đủ.
Tại Trung tâm, nếu xác định huyết thống thì chỉ cần 4 giờ, giám định hài cốt mất 10 ngày, chẩn đoán 7 bệnh rối loạn nhiễm sắc thể cần 24h thay vì chẩn đoán theo phương pháp truyền thống mất ít nhất 3 tuần.
Kết quả khả quan
Đánh giá về kết quả ứng dụng các công nghệ ADN đối với đời sống và xã hội, GS Lê Đình Lương cho biết, đã có khoảng 20 nghìn lượt người sử dụng dịch vụ phân tích ADN của Trung tâm. Do vậy hiện nay, Trung tâm đã có đủ dữ liệu thành lập ngân hàng gen. “Và trên thực tế, chúng tôi đang triển khai công việc này, mở ra khả năng mở rộng biên độ dịch vụ và triển vọng hợp tác quốc tế mới. Trong quá trình đó, Trung tâm đã giúp hàng nghìn gia đình giải quyết được những bức xúc, nghi ngờ kéo dài nhiều năm để trở lại đoàn tụ, giúp giải quyết hàng trăm trường hợp cần xét nghiệm ADN theo yêu cầu của tòa án, sứ quán, làm giấy khai sinh…”, GS Lương cho biết.
Trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh, đặc biệt là bệnh di truyền, nhiều năm qua Trung tâm đã nghiên cứu, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng các qui trình chẩn đoán 7 bệnh có số lượng nhiễm sắc thể bất thường như Down, Turner, Klinefelter, Patau, Edwards, XYY và XXX. Hiện nay, trong khuôn khổ hợp tác với Mạng lưới chẩn đoán gen quốc tế Gendia, Trung tâm đang triển khai chẩn đoán thêm 2.000 bệnh di truyền. Trung tâm có thể chẩn đoán và xét nghiệm sau sinh và cả trước sinh khi thai mới 10 tuần tuổi.
Đặc biệt, trong hơn hai năm qua, để thực hiện hiệu quả với độ tin cậy cao trong giám định ADN hài cốt, Trung tâm đã dành khoản kinh phí lớn để nâng cấp toàn diện nhân lực, trang thiết bị hiện đại và mở rộng phòng thí nghiệm. Hiện nay, Trung tâm đang đồng hành và tài trợ xét nghiệm ADN miễn phí cho hơn 150 trường hợp của Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” - Đài Truyền hình Việt Nam. Trung tâm còn chung tay với các gia đình trong hành trình tìm kiếm thân nhân bị thất lạc trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm ở nước ta với hàng trăm trường hợp những người mất tích còn sống tìm lại nhau và hơn 300 mẫu ADN ty thể dùng cho giám định hài cốt.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn là nơi đào tạo và cung cấp các chuyên gia phân tích, xét nghiệm ADN có chất lượng cho các đơn vị pháp y đầu ngành hoặc chuyên ngành di truyền cho nhiều bệnh viện trên cả nước.
Hiện Trung tâm là thành viên trong mạng lưới 100 phòng thí nghiệm chẩn đoán gen quốc tế Gendia.
GS Lương phấn khởi cho biết, trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã nhận được sự hỗ trợ về thủ tục hành chính của các cơ quan, ban ngành như Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các cơ quan chức năng... “Trước đây, giấy phép hoạt động của Trung tâm có thời hạn là 5 năm, nhưng từ năm 2009 trở đi, Trung tâm đã được cấp phép hoạt động không thời hạn. Đây là một trong bước đột phá trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho Trung tâm phát triển”, GS Lương nhận định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững
- Giảm 50% lượng rác thải nhờ làm tốt công tác phân loại tại nguồn
- Việt Nam đang bán lúa non tín chỉ carbon giá bèo
- HANE đồng hành cùng Lữ đoàn 125 tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Bốn tiêu chí triển vọng giúp rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar
- Hạn chế những tác động bất lợi đến công tác bảo tồn Cây Di sản
- 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam với 85 loài đặc hữu
- Lâm Đồng đề xuất loại bỏ Dự án Khu công nghiệp- nông nghiệp hơn 300 ha
- Vì sao lở đất thường kèm theo những tiếng nổ lớn?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.