Công nghệ xanh
Biến rơm rạ thành phân hữu cơ
(08:48:00 AM 25/06/2012)
Rơm rạ gây ra nhiều nguy cơ
Rơm rạ sau khi thu hoạch không thể vùi trực tiếp vào trong đất vì khi ngập nước sẽ sản sinh ra khí độc gây ra hiện tượng vàng lá nghẹt rễ, cây trồng không phát triển.
Rơm rạ cũng đã lấy đi một lượng carbon hữu cơ đáng kể làm đất đai suy giảm độ phì nhiêu.
Nguồn rơm, rạ dư thừa sau mỗi vụ thu hoạch không tìm được cách sử dụng hợp lý nên đã được nông dân tự xử lý bằng biện pháp đốt cháy ngay tại đồng ruộng. "Việc đốt rơm rạ diễn ra ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người", TS Lê Văn Tri nhấn mạnh.
Khói bụi khi đốt rơm rạ làm ô nhiễm không khí bao gồm khí CO2, CO, CH4, các Oxit Nitơ, Hydrocarbon (NMHC), bụi hay vật chất dạng hạt... Riêng tại Đồng bằng sông Hồng Việt Nam theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy lượng khí thải CO2 phát thải vào môi trường do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng từ 1,2 - 4,7 triệu tấn/năm nếu tỷ lệ rơm rạ đốt dao động trong khoảng từ 20 - 80%. Lượng phát thải các loại khí thải khác như CH4 là 1,0 - 3,9 ngàn tấn/năm, CO là 28,3 - 113,2 ngàn tấn/năm...
Các khí thải từ đốt rơm rạ là những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O, NMHC và gây tác hại lớn đối với sức khoẻ con người, đặc biệt trẻ em, người già và người mắc bệnh hô hấp mạn tính. Khói đốt rơm, rạ còn là nguyên nhân tiềm ẩn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nếu vứt rơm, rạ xuống ao ngòi gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các vật nuôi thuỷ sản.
|
TS Lê Văn Tri (bên phải) với công trình biến rơm thành phân bón hữu cơ. |
Thu tiền từ rơm rạ
TS Lê Văn Tri đã nghiên cứu chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ. Đây cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam và thế giới phân hủy được rơm rạ nhanh, hiệu quả và giá thành hạ ngay tại ruộng thành phân bón hữu cơ vi sinh.
Việc ủ được tiến hành khá đơn giản: Người dân chỉ cần tiến hành hòa tan tan cứ 0,2kg chế phẩm pha với 50 lít nước để xử lý hết 1 tấn rơm rạ. Nồng độ của dung dung dịch có thể thay đổi để khi ủ rơm, rạ có độ ẩm đạt trên 80%. Trải rơm rạ theo lớp dày 30cm, tưới một lượt dung dịch chế phẩm hòa tan và rắc mỏng phân hóa học NPK theo tỷ lệ 1kg/tấn rơm rạ. Che đống ủ bằng nilon để đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ nhiệt độ và độ ẩm. Màng nilon che đậy đống ủ được sử dụng nhiều lần cho đến khi hỏng thì thu gom bán cho người thu mua phế liệu để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Sau 10 - 15 ngày kiểm tra và đảo trộn. Đảo trộn sẽ làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học và đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để. Mặt khác nếu chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 - 30 ngày trở đi tiến hành kiểm tra chất lượng phân, nếu đảm bảo yêu cầu phân ủ có thể sử dụng để bón lót gối vụ hoặc đánh gọn bảo quản bón cây vụ đông.
Theo tính toán của TS Lê Văn Tri, 1 tấn rơm rạ được xử lý bằng chế phẩm sinh học thành phân bón hữu cơ thu được 10kg đạm, 9,5kg lân, 21kg kali, sau khi trừ mọi chi phí thì thu lãi được 235.000đ/tấn rơm rạ. Điều này giúp người dân tiết kiệm khoản tiền mua phân bón.
"Nếu xử lý 50% lượng rơm rạ cả nước trong một năm sẽ tương đương với việc xây dựng 1 nhà máy sản xuất đạm công suất 100 nghìn tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất lân công suất 95 nghìn tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất kali với công suất 210 nghìn tấn/năm, lợi nhuận thu được ước đạt 5.300 tỷ đồng/năm", TS Lê Văn Tri nhấn mạnh.
Đối với người dân, bón phân hữu cơ chế biến từ rơm rạ giúp cây lúa sinh trưởng phát triển cân đối, giảm sâu bệnh, năng suất lúa được bón phân ủ hữu cơ tăng từ 3,49 - 7,49 tạ/ha. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ sẽ làm cân bằng được các yếu tố bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng và tạo độ tơi xốp cho đất.
Ý kiến bạn đọc về: Biến rơm rạ thành phân hữu cơ
-
mitdot (08:41:21 AM 26/06/2012)giá cả và nơi bán
ko biết có thể tìm chế phẩm này ở đâu chưa, đã được bán đại trà chưa!? nếu sử dụng rộng rãi cả nước thì thật tuyệt!!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững
- Giảm 50% lượng rác thải nhờ làm tốt công tác phân loại tại nguồn
- Việt Nam đang bán lúa non tín chỉ carbon giá bèo
- HANE đồng hành cùng Lữ đoàn 125 tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Bốn tiêu chí triển vọng giúp rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar
- Hạn chế những tác động bất lợi đến công tác bảo tồn Cây Di sản
- 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam với 85 loài đặc hữu
- Lâm Đồng đề xuất loại bỏ Dự án Khu công nghiệp- nông nghiệp hơn 300 ha
- Vì sao lở đất thường kèm theo những tiếng nổ lớn?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.