Công nghệ xanh
Bí mật về nhạc cụ độc nhất vô nhị từ đất
(09:13:48 AM 02/02/2014)( Ảnh minh họa )
Nhưng có lẽ những điều đó không đủ làm tôi bất ngờ bằng khi đến vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ, bởi ở đây họ cũng có thể làm trống nhưng không phải từ da trâu và gỗ. Một hố đất và một chiếc dây rừng là vật liệu chính để làm nên chiếc trống đặc sắc mang âm hưởng của núi sông hùng vĩ. Nó có cái tên gọi khá giản dị là trống Đất.
Độc đáo nhạc cụ làm từ mo cau và đất
Trong một lần tình cờ được gặp chị Đinh Việt Hà, cán bộ văn hóa huyện Thanh Sơn tại lễ hội đền Hùng, chúng tôi được người nữ cán bộ chia sẻ về nhiều nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Mường tại Thanh Sơn. Đặc biệt, khá nhiều người trong chúng tôi ấn tượng với những nỗi niềm của chị xung quanh nhạc cụ trống đất. Một nhạc cụ khá độc đáo mà hiện tại số người biết làm và biết chơi chỉ còn rất ít. Theo lời chị Hà thì hiện tại ở Thanh Sơn chỉ có hai người còn gìn giữ được những bí quyết và cách diễn tấu trống Đất là nghệ nhân Đinh Văn Nhật và anh Đinh Hữu Tự.
Một chút tò mò về loại nhạc cụ "độc nhất vô nhị" này, chúng tôi đã tìm đến nhà anh Đinh Hữu Tự để được hiểu làm sao mà từ đất, mo cau, dây rừng, các nghệ nhận lại có thể diễn tấu ra những bản nhạc mang lại không khí lễ hội, âm hưởng của những ngày thắng trận xa xưa.
Vượt qua những con đường nằm xen giữa đồi núi, chúng tôi đến xóm Nưa Thượng, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ để được gặp anh Đinh Hữu Tự, một trong số ít người biết chơi loại nhạc cụ độc đáo được coi là thủy tổ của các loại trống ngày nay. Với dáng vẻ hồn hậu, nhiệt tình, anh Tự tâm sự, từ lâu rồi anh chỉ có thể chia sẻ những câu chuyện về trống Đất với cán bộ văn hóa huyện. Mọi người nghe âm thanh của nhạc cụ thì thấy lạ và thích chứ ít ai hỏi tỉ mỉ về cách làm và chơi nó ra sao.
Theo lời của anh Tự thì khâu quan trong nhất là chọn vị trí đào đất và lựa mo cau. Mo cau được dùng để làm mặt trống. Một chiếc mo cau đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo là mo cau già, bản rộng, dẻo để khi ép vào hố đất mới có độ căng, mo cau không giãn làm ảnh hưởng tới âm thanh của trống. Sau đó đến khâu tìm dây căng. Ngay đến loại dây cũng rất đặc biệt, nhất thiết phải là các loại như dây cây Rò Rọ thường mọc trên thân cây cọ, cây Nhội và trên các vỉa núi đá. Những loại dây này sẽ đảm bảo độ dai cần thiết. Trước khi đào hố làm bầu trống người làm trống sẽ phải làm lễ cúng tế thần đất.
Theo anh Tự, tùy theo bề rộng của mo cau mà hố được đào sâu hay rộng, nhưng thường ở mức sâu 40cm, rộng 25-30cm, hố được đào loe dưới đáy để tạo âm thanh, có tính vọng. Mo cau được khoan một lỗ chính giữa để luồn dây gõ trống.
Dùng 2 chiếc bẹ bương khô xếp tráo đầu đuôi đậy lên miệng hố giữ mặt trống. Mặt trống được ghim xuống đất bằng 4 que tre hoặc nứa, sau đó được ép phẳng kín với mặt đất bằng 4 chiếc nẹp nứa. Công việc tiếp sau đó là đóng 2 chiếc que được làm bằng nhánh cây bương, cách tâm của mặt trống chừng 1m về hai phía. Lấy sợi dây Rò Rọ có đường kính chừng 5-7mm buộc căng vào hai đầu của 2 chiếc que vừa đóng rồi kéo sợi dây từ mặt trống buộc căng chặt lên sợi dây Rò Rọ.
Âm thanh của trống đất phụ thuộc vào độ kín của mặt trống, độ căng của sợi dây cũng như đường kính, độ dài của sợi dây và chiều rộng, chiều sâu của hố đất. Những thao tác trên được làm trong khoảng 10 phút. Ngay sau đó, bạn đã có một nhạc cụ được làm hoàn toàn bằng những nguyên liệu của núi rừng Tây Bắc.
Tùy vào người làm muốn làm trống cái hay trống con. Nếu hố to, mo cau rộng âm thanh trống sẽ trở thành âm lượng của trống cái. Anh Tự lý giải: "Mo cau càng nhỏ, hố càng sâu thì tiếng càng đanh. Hố càng rộng, dây càng căng, càng cứng, càng dài thì âm lượng càng trầm. Âm thanh của "trống Đất" phụ thuộc vào độ kín của mặt trống, độ căng của sợi dây cũng như đường kính, độ dài của sợi dây và chiều rộng, chiều sâu của hố đất. Độ mịn, quánh, dẻo của đất cũng có tác động lên âm thanh của trống. Hai chiếc que buộc với sợi sắn rừng có chức năng của một cần âm thanh. Người diễn tấu trống dùng 2 đũa tre gõ lên sợi dây lạt truyền qua mặt trống xuống đất. Những âm thanh trầm bổng được vang lên có lúc âm rền như công-tơ-bát. Nếu người diễn tấu dùng một tay vít vào cần âm thanh thì tiếng trống có độ ngân dài như tiếng đàn bầu, nếu chặn ngón tay vào dây, tiếng trống sẽ khô và đanh hơn. Ngoài ra, người chơi trống có thể tạo ra các âm thanh như tiếng vó ngựa dồn dập bay về báo tin thắng trận, có lúc như tiếng quân reo náo động".
Đau đáu sự tồn vong của nghệ thuật chơi trống Đất
Trong giọng kể của anh cách kể về chiếc trống Đất, anh Tự không giấu được niềm tự hào của một người con đất Mường về nhạc cụ có từ lâu đời của cha ông. Trống Đất là một loại nhạc cụ dân gian độc đáo có một không hai ở Việt Nam mà chẳng nơi nào có được. Trống Đất thường được bà con người Mường chúng tôi làm và biểu diễn trong những dịp lễ hội Đâm đuống, lễ Sắc Bùa, lễ hội Trống đu hay cùng diễn tấu với các nhạc cụ khác cho biểu diễn hát Giang, hát Ví...
Những ngày đó âm thanh thình thình của trống Đất kết hợp với tiếng cồng chiêng làm rộn ràng những bản người Mường quê tôi. Trong tiếng Mường trống Đất có tên gọi là Toòng Tửng. Khi làm và chơi trống Đất thường là gắn liền với lễ hội nên có những nghi thức mang tính tín ngưỡng như cúng thần đất trước khi làm trống.
Anh Đỗ Xuân Trung, xã Tân Lập cho biết: "Những người tầm 20 tuổi như chúng tôi thì cách làm trống Đất và diễn tấu nó đã thực sự là một việc không hề đơn giản. Thanh niên trong xã chỉ những dịp Tết mới về nhà, còn ngày thường đều đi làm ăn xa. Hơn nữa việc làm Trống Đất không hề đơn giản. Nó đòi hỏi khả năng cảm âm rất cao. Cùng với đó thế hệ chúng tôi ít nghe đến nhạc cụ này mà chủ yếu nghe các loại nhạc cụ hiện đại là chủ yếu. Tôi được biết, cả huyện Thanh Sơn chỉ có 2 người biết làm và chơi trống Đất là bác Nhật và anh Tự".
Chia sẻ về câu chuyện bảo tồn và phát triển cách làm, chơi trống Đất, anh Đinh Hữu Tự trăn trở: "Thực sự thời gian qua có rất ít cơ hội để cho mọi người thưởng thức trống Đất. Quan trọng của việc duy trì, bảo tồn nhạc cụ dân giã này là làm sao có thể cải tiến để trống Đất dễ chơi hơn và phù hợp hơn với đời sống hiện đại hơn".
Mong muốn đưa trống Đất quay lại với đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc Mường. Ông Đinh Hữu Tự chia sẻ, thời gian tới ông sẽ nghiên cứu, cải tiến trống Đất để tạo thêm những âm thanh lạ hơn, độc đáo hơn. Tôi đang có ý định chế tác Trống Đất giống đàn Tơ - Rưng của Tây Nguyên, nhưng cải tiến theo khuân mẫu của Trống Đất, vẫn có dây gõ. Nếu đàn Tơ Rưng dùng ống để gõ thì Trống Đất sẽ dùng dây là chủ yếu. Vẫn có giá đỡ như Tơ Rưng. Dụng cụ gõ bằng que chứ không bằng búa móc như của đàn Tơ - Rưng.
Chị Đinh Thị Việt Hà, cán bộ văn hóa huyện Thanh Sơn cho biết: "Mỗi dịp giỗ Tổ Hùng Vương, những âm thanh của trống Đất lại mới có dịp vang lên. Nhiều du khách thập phương muốn tìm hiểu nó. Chúng tôi rất vui vì điều này. Tuy nhiên nếu chỉ mỗi năm biểu diễn một lần thì trống Đất sẽ có nguy cơ biến mất. Bởi cả huyện Thanh Sơn chỉ có 2 người biết làm và chơi nó. Muốn bảo tồn được trống Đất, không những cần sự bảo tồn gìn giữ của cá nhân mà còn phải được thể hiện bằng cách sân khấu hóa mới gìn giữ được lâu dài các phong tục cổ xưa".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững
- Giảm 50% lượng rác thải nhờ làm tốt công tác phân loại tại nguồn
- Việt Nam đang bán lúa non tín chỉ carbon giá bèo
- HANE đồng hành cùng Lữ đoàn 125 tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Bốn tiêu chí triển vọng giúp rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar
- Hạn chế những tác động bất lợi đến công tác bảo tồn Cây Di sản
- 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam với 85 loài đặc hữu
- Lâm Đồng đề xuất loại bỏ Dự án Khu công nghiệp- nông nghiệp hơn 300 ha
- Vì sao lở đất thường kèm theo những tiếng nổ lớn?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.