Chính sách - Dự án
Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
(15:07:29 PM 02/05/2012)
Ảnh minh họa
Theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đảm bảo khả năng khai thác mỗi năm trung bình 0,5m3 gỗ/ha vào năm 2015 và 1m3 gỗ/ha vào năm 2020, giải pháp trước hết là phải tiến hành xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, thực hiện các biện pháp lâm sinh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, qua đó khai thác gỗ và các loại lâm sản khác trên cơ sở tăng trưởng của rừng, nhất là hình thành nhiều vùng nguyên liệu lớn.
Đến nay, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia, bao gồm 2.536 doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài), với tổng công suất chế biến khoảng 15 triệu m3 gỗ quy tròn/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 3,55 tỷ USD. Tuy vậy, do nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước hiện chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu thiết yếu trong nước, còn nguyên liệu dùng chế biến xuất khẩu chủ yếu là nhập khẩu chiếm tới 80%. Do đó, để đáp ứng cho nhu cầu này đang là một thách thức rất lớn đối với ngành lâm nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Về khai thác gỗ rừng trồng, trước đây người dân chỉ khai thác nhỏ lẻ các loại cây trồng phân tán để tiêu thụ tại chỗ và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy, gỗ trụ mỏ cho các mỏ than, mỗi năm đạt khoảng 300-400 ngàn m3. Gần đây, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng liên tục, đạt xấp xỉ 5 triệu m3 trong năm 2010 sử dụng cho sản xuất giấy, ván nhân tạo, xuất khẩu dăm mảnh và tiêu dùng. Đặc biệt, việc chế biến gỗ rừng trồng tạo ra các sản phẩm xuất khẩu cũng đang tăng nhanh.
Nguyên nhân là nhờ hiện nay nước ta đã hình thành được một số vùng nguyên liệu lớn như ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Đồng Nai, Lâm Đồng, Kon Tum...phục vụ cho các nhà máy giấy tại đây. Vùng nguyên liệu tại Gia Lai, Thái Nguyên, Quảng Trị, Bình Phước, Hòa Bình, Hà Giang...phục vụ cho sản xuất ván nhân tạo. Cũng thông qua việc hình thành các vùng nguyên liệu lớn, đời sống mọi mặt của người dân địa phương được cải thiện rõ rệt, nạn khai thác lâm thổ sản trái phép, xâm hại rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ tại các địa bàn này giảm đáng kể.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2011-2015, ngành lâm nghiệp phấn đấu mỗi năm trồng mới 100 nghìn ha rừng sản xuất; bình quân khai thác trắng và trồng lại 120 nghìn ha rừng. Đồng thời, để thay đổi tập quán kinh doanh sản xuất lâm nghiệp trong nhân dân, ngành sẽ xây dựng các mô hình chuyển hóa kinh doanh rừng nguyên liệu giấy sang kinh doanh gỗ lớn cho thu nhập cao. Việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, sẽ gắn với công tác rà soát và xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung quy mô lớn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thừa Thiên - Huế thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020
- Quảng Ninh thực hiện thí điểm dự án “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long – Cát Bà”
- Xây dựng văn bản pháp luật thực hiện các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng giao khoán gần 8 nghìn ha rừng đặc dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số
- Cà Mau phấn đấu đến năm 2020, trồng hơn 16.650 ha rừng tập trung
- Nâng cao kiến thức pháp luật cho nông dân
- Hiệu quả từ dự án "Nhà chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu"
- Quản lý tốt tài nguyên, tiền đề cho kiết thiết đô thị Hà Nội văn minh, giàu đẹp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.