Thứ hai, 20/01/2025, 11:17:47 AM (GMT+7)

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu: Bước chuyển đổi nhận thức

(10:04:45 AM 08/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Sau 03 năm ban hành “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, ngày 05/12/2011, Chính phủ đã ra Quyết định 2139/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”. Chiến lược này đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức, từ chú trọng ứng phó, thích ứng sang giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, trong đó nhấn mạnh “chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng cacbon thấp, tăng trưởng xanh”.

  

Ảnh minh họa


Chuyển đổi nhận thức: Phù hợp với xu thế chung

 

Chiến lược đã nhìn nhận đúng xu thế chung của thế giới trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu: “Nước phát triển hay đang phát triển đều phải giảm phát thải khí thải nhà kính nhằm góp phần bảo vệ khí hậu trái đất”. Điều này đã được phản ánh trong quan điểm đàm phán của các quốc gia trong Hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 17 đang diễn ra tại Durban, Nam Phi. Việt Nam đã xác định hướng tiếp cận bền vững, có trách nhiệm, chủ động và tranh thủ sự trợ giúp của thế giới để giải quyết vẫn đề khí hậu. Chiến lược cũng được xem là bước “đón đầu” vì nếu chậm trễ thì nước ta sẽ “không đủ tiềm lực tài chính và công nghệ để sản xuất ra hàng hóa đủ tham gia thị trường hàng hóa cacbon thấp”.

 

Đồng thời, Chiến lược đã xác định mạnh mẽ: “thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải tiến hành đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội”, trong đó nhấn mạnh đến tái cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên, khuyến khích ngành công nghiệp sử dụng ít năng lượng hoặc sử dụng năng lượng “sạch” và hạn chế công nghệ lạc hậu “ngốn” nhiều tài nguyên, năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

 

Trọng tâm hành động: cảnh báo sớm và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

 

Biến đổi khí hậu là một quá trình diễn ra lâu dài, nhiều tác động sau thời gian dài mới biết rõ cơ chế cũng như thiệt hại. Tuy nhiên, sự gia tăng của thiên tai (về tần suất và cường độ) do tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta trong những năm vừa qua là rất rõ ràng. Theo thống kê trong khoảng 10 năm, từ 2001 – 2010: “bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, gây thiệt hại tài sản chiếm 1,5GDP/năm”. Cảnh bảo sớm bao gồm tập trung xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, kết hợp công nghệ viễn thám nhằm cảnh báo chính xác các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Mục tiêu đến 2020, phát triển mạng lưới quan trắc của nước ta hiện đại và có mật độ tương đương với các nước phát triển và tự động hóa trên 90%.

 

Bên cạnh đó, trồng và bảo vệ nhằm nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, những nơi xung yếu là mục tiêu và giải pháp xuyên suốt của của Chiến lược. Phấn đấu đến 2020, độ che phủ rừng của nước ta đạt 45%. Gia tăng độ che phủ rừng không những làm tăng hiệu quả của bể hấp thụ cacbon đồng thời góp phần giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt lũ và lũ quét. Những nơi mất rừng hoặc đất trống đồi núi trọc nhiều, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung, nơi địa hình sông suối ngắn và dốc, lũ và lũ quét gây thiệt hại ngày càng hoành hành dữ dội hơn.

 

Việc ban hành “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” không những nhằm thực hiện nghiêm túc “Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu” mà chúng ta đã kí kết, mà nó còn mang ý nghĩa là một “Chiến lược phát triển”. Vì đây là cơ hội để Việt Nam chuyển đổi mô hình “phát triển thông thường”: phụ thuộc quá lớn vào tài nguyên, nhân công rẽ mạt và gây ô nhiễm môi trường, sang mô hình phát triển bền vững.

Nguyễn Xuân Cường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu: Bước chuyển đổi nhận thức

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI