Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
Chuyển đổi nhận thức: Phù hợp với xu thế chung
Chiến lược đã nhìn nhận đúng xu thế chung của thế giới trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu: “Nước phát triển hay đang phát triển đều phải giảm phát thải khí thải nhà kính nhằm góp phần bảo vệ khí hậu trái đất”. Điều này đã được phản ánh trong quan điểm đàm phán của các quốc gia trong Hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 17 đang diễn ra tại
Đồng thời, Chiến lược đã xác định mạnh mẽ: “thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải tiến hành đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội”, trong đó nhấn mạnh đến tái cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên, khuyến khích ngành công nghiệp sử dụng ít năng lượng hoặc sử dụng năng lượng “sạch” và hạn chế công nghệ lạc hậu “ngốn” nhiều tài nguyên, năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
Trọng tâm hành động: cảnh báo sớm và giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Biến đổi khí hậu là một quá trình diễn ra lâu dài, nhiều tác động sau thời gian dài mới biết rõ cơ chế cũng như thiệt hại. Tuy nhiên, sự gia tăng của thiên tai (về tần suất và cường độ) do tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta trong những năm vừa qua là rất rõ ràng. Theo thống kê trong khoảng 10 năm, từ 2001 – 2010: “bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, gây thiệt hại tài sản chiếm 1,5GDP/năm”. Cảnh bảo sớm bao gồm tập trung xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, kết hợp công nghệ viễn thám nhằm cảnh báo chính xác các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Mục tiêu đến 2020, phát triển mạng lưới quan trắc của nước ta hiện đại và có mật độ tương đương với các nước phát triển và tự động hóa trên 90%.
Bên cạnh đó, trồng và bảo vệ nhằm nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, những nơi xung yếu là mục tiêu và giải pháp xuyên suốt của của Chiến lược. Phấn đấu đến 2020, độ che phủ rừng của nước ta đạt 45%. Gia tăng độ che phủ rừng không những làm tăng hiệu quả của bể hấp thụ cacbon đồng thời góp phần giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt lũ và lũ quét. Những nơi mất rừng hoặc đất trống đồi núi trọc nhiều, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung, nơi địa hình sông suối ngắn và dốc, lũ và lũ quét gây thiệt hại ngày càng hoành hành dữ dội hơn.
Việc ban hành “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” không những nhằm thực hiện nghiêm túc “Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu” mà chúng ta đã kí kết, mà nó còn mang ý nghĩa là một “Chiến lược phát triển”. Vì đây là cơ hội để Việt