Chính sách - Dự án
Cái nhìn khác về giao thông ở COP17 từ Durban
(22:55:16 PM 06/12/2011)
Tàu cao tốc – phương tiện của tương lai?
“Nếu không giải quyết vấn đề giao thông thì chúng ta không thể giải quyết biến đổi khí hậu,” Heather Alle từ Viện Nghiên cứu Thế giới đúc rút lại.
Giao thông là một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng tăng. Nó chiếm lượng đáng kể trong tổng phát thải do con người sinh ra. Ở Mỹ, giao thông chiếm 40% lượng khí nhà kính phát thải. Dân số thế giới tăng tỉ lệ thuận với nhu cầu giao thông. Trong khi đó, chất lượng hạ tầng giao thông đang ngày càng xấu đi và không được quan tâm đến.
Các chuyên gia chỉ ra rằng điều chúng ta cần là một con đường tiến tới giao thông bền vững. “Chúng ta cần tránh tham gia giao thông khi nào có thể; ví như tăng cường các cuộc hội đàm qua điện thoại truyền hình, các văn phòng từ xa. Cần chuyển sang các phương tiện mới và sạch hơn như tàu cao tốc và cải thiện một số công nghệ đang tồn tại như ô tô điện hay công nghệ hybrid.” Yosuke Takada, Viện Chính sách giao thông Nhật Bản nói.
Thay đổi công nghệ chỉ là một nửa con đường để tiến tới giao thông bền vững. Cơ bản nhất là cần thay đổi phong cách sống của con người.
Nhiều hứa hẹn về giao thông bền vững nằm ở tàu cao tốc (HSR). HSR có phát thải cácbon thấp – khoảng 1/6 so với máy bay và 1/9 so với ô tô. Tính tổng lại, tàu đường bộ chiếm 6% thị trường giao thông toàn cầu và phát thải 1% CO2. Đây là phương tiện phát thải ít cácbon. Liên minh Châu Âu đã và đang phát triển công nghệ đường ray không cácbon.
Hơn nữa, HSR rất linh hoạt đối với các hiện tượng thiên tai. Sau những thảm họa gần đây ở Nhật, HSR có khả năng vận hành lại chỉ trong vài ngày. Nhiều hệ thống giao thông khác không thể làm việc trong hàng tuần, thậm chí hàng tháng.
Giao thông bền vững ban đầu tập trung vào năm khu vực: Châu Âu, Bắc Mỹ/Mỹ Latinh, Ấn Độ, Trung quốc và Đông Nam Á. Những khu vực này chịu trách nhiệm cho 80% tổng phát thải của thế giới.
Để giành được tầm nhìn đó thì công chúng và lãnh đạo khu vực tư nhân cần phải tham gia vào quá trình. Quan điểm này được cổ vũ bởi tranh cãi hiện tại trong công nghiệp hàng không, trong đó thuế có thể được áp cho phương tiện phát thải cácbon cao để giúp tài trợ cho các phương tiện phát thải thấp. Sự phát triển đường sắt là một vấn đề thương mại, và thương mại phụ thuộc vào số người sử dụng hệ thống giao thông này.
Ở Mỹ, có sự khác biệt về chính sách giữa các bang. Một số như California gần như đã tán đồng HSR, trong khi số khác như Florida không có vẻ đã tiếp cận được cụm từ này.
Tại các nước đang phát triển, con đường dẫn tới giao thông bền vững là một quá trình chậm chạp và quan liêu. Thậm chí nếu quyết định có được đưa ra thì cũng mất hàng năm để xây dựng hạ tầng.
Tin tốt là đã có một kế hoạch nhằm sử dụng các công nghệ hiện tại và phát triển tiềm năng cho các công nghệ mới. Nhưng tin xấu là việc đó mất thời gian. Và thời gian, như những nguồn tài nguyên quý giá khác, đang cạn dần.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thừa Thiên - Huế thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020
- Quảng Ninh thực hiện thí điểm dự án “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long – Cát Bà”
- Xây dựng văn bản pháp luật thực hiện các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng giao khoán gần 8 nghìn ha rừng đặc dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số
- Cà Mau phấn đấu đến năm 2020, trồng hơn 16.650 ha rừng tập trung
- Nâng cao kiến thức pháp luật cho nông dân
- Hiệu quả từ dự án "Nhà chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu"
- Quản lý tốt tài nguyên, tiền đề cho kiết thiết đô thị Hà Nội văn minh, giàu đẹp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.