Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Cái nhìn khác về giao thông ở COP17 từ Durban

(22:55:16 PM 06/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Hội thảo giữa các chuyên gia về lĩnh vực giao thông ở COP17 cho thấy tầm nhìn chung về giao thông trong tương lai với cơ hội cực lớn để nâng cao các giải pháp về biến đổi khí hậu bằng cách cải thiện giao thông một cách bền vững.

 

Tàu cao tốc – phương tiện của tương lai?

 

“Nếu không giải quyết vấn đề giao thông thì chúng ta không thể giải quyết biến đổi khí hậu,” Heather Alle từ Viện Nghiên cứu Thế giới đúc rút lại.

Giao thông là một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng tăng. Nó chiếm lượng đáng kể trong tổng phát thải do con người sinh ra. Ở Mỹ, giao thông chiếm 40% lượng khí nhà kính phát thải. Dân số thế giới tăng tỉ lệ thuận với nhu cầu giao thông. Trong khi đó, chất lượng hạ tầng giao thông đang ngày càng xấu đi và không được quan tâm đến.

Các chuyên gia chỉ ra rằng điều chúng ta cần là một con đường tiến tới giao thông bền vững. “Chúng ta cần tránh tham gia giao thông khi nào có thể; ví như tăng cường các cuộc hội đàm qua điện thoại truyền hình, các văn phòng từ xa. Cần chuyển sang các phương tiện mới và sạch hơn như tàu cao tốc và cải thiện một số công nghệ đang tồn tại như ô tô điện hay công nghệ hybrid.” Yosuke Takada, Viện Chính sách giao thông Nhật Bản nói.

Thay đổi công nghệ chỉ là một nửa con đường để tiến tới giao thông bền vững. Cơ bản nhất là cần thay đổi phong cách sống của con người.

Nhiều hứa hẹn về giao thông bền vững nằm ở tàu cao tốc (HSR). HSR có phát thải cácbon thấp – khoảng 1/6 so với máy bay và 1/9 so với ô tô. Tính tổng lại, tàu đường bộ chiếm 6% thị trường giao thông toàn cầu và phát thải 1% CO2. Đây là phương tiện phát thải ít cácbon. Liên minh Châu Âu đã và đang phát triển công nghệ đường ray không cácbon.

Hơn nữa, HSR rất linh hoạt đối với các hiện tượng thiên tai. Sau những thảm họa gần đây ở Nhật, HSR có khả năng vận hành lại chỉ trong vài ngày. Nhiều hệ thống giao thông khác không thể làm việc trong hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Giao thông bền vững ban đầu tập trung vào năm khu vực: Châu Âu, Bắc Mỹ/Mỹ Latinh, Ấn Độ, Trung quốc và Đông Nam Á. Những khu vực này chịu trách nhiệm cho 80% tổng phát thải của thế giới.

Để giành được tầm nhìn đó thì công chúng và lãnh đạo khu vực tư nhân cần phải tham gia vào quá trình. Quan điểm này được cổ vũ bởi tranh cãi hiện tại trong công nghiệp hàng không, trong đó thuế có thể được áp cho phương tiện phát thải cácbon cao để giúp tài trợ cho các phương tiện phát thải thấp. Sự phát triển đường sắt là một vấn đề thương mại, và thương mại phụ thuộc vào số người sử dụng hệ thống giao thông này.

Ở Mỹ, có sự khác biệt về chính sách giữa các bang. Một số như California gần như đã tán đồng HSR, trong khi số khác như Florida không có vẻ đã tiếp cận được cụm từ này.

Tại các nước đang phát triển, con đường dẫn tới giao thông bền vững là một quá trình chậm chạp và quan liêu. Thậm chí nếu quyết định có được đưa ra thì cũng mất hàng năm để xây dựng hạ tầng.

Tin tốt là đã có một kế hoạch nhằm sử dụng các công nghệ hiện tại và phát triển tiềm năng cho các công nghệ mới. Nhưng tin xấu là việc đó mất thời gian. Và thời gian, như những nguồn tài nguyên quý giá khác, đang cạn dần.

Thu Trang (theo Heather King, Greenbiz.com)