»

Chủ nhật, 24/11/2024, 01:31:42 AM (GMT+7)

Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil bị “tố” cản trở cắt giảm HFCs

(09:52:40 AM 26/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Một cuộc kêu gọi từ hơn 108 quốc gia nhằm loại bỏ hydrofluorocarbon (HFCs) và thực hiện nghiêm túc cam kết trong Nghị định thư Montreal. Tuy nhiên, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đã cản trở các cuộc thảo luận chính thức về vấn đề này ngay tại Hội nghị các bên liên quan của Nghị định thư Montreal diễn ra tại Bali – Indonexia trong tuần qua.


Một thiết bị làm lạnh quảng cáo không chứa Hydrocacbon nguy hại

 

Đây là Hội nghị lần thứ 23 nhằm thảo luận việc điều chỉnh, thay thế chất gây phá hủy tầng ôzôn (ODS) và thỏa thuận hành động của các quốc gia (bên liên quan) về Nghị định thư Montreal. Theo điều khoản cam kết trong Nghị định thư Montreal 1987, đến 2010 tất các nước đang phát triển phải loại bỏ hoàn toàn ODS.

 

Ba quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc Brazil tuyên bố rằng, hành động điều chỉnh HFCs chỉ có thể xảy ra dưới sự bảo trợ của các cuộc Đàm phán khí hậu vào tuần tới ở Durban - cuộc đàm phán dự kiến ​​sẽ không có bất kì thỏa thuận nào để giải quyết vấn đề HFCs. Trong khi đó, hầu hết các nước tham gia Hội nghị (124 nước) đã đồng ý thảo luận loại bỏ HFCs.

 

HFCs là tác nhân góp phần gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần CO2 và đang được thương mại hóa để thay thế ODS theo Nghị định thư Montreal.

 

Đây là năm thứ ba các nước đề nghị điều chỉnh HFCs nhằm tiến tới tới loại bỏ HFCs toàn cầu, và năm thứ ba Brazil, Trung Quốc Ấn Độ đã từ chối thậm chí cản trở thảo luận chính thức.

 

“Nỗ lực toàn cầu đối phó với biến đổi khí hậu không có thời gian để thúc đẩy lợi ích quốc gia vị kỷ. Nếu không được kìm hãm, sự gia tăng sử dụng HFCs có thể cản trở tất cả các nỗ lực khác nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu", ông Mark Roberts, Cố vấn Chính sách quốc tế cho Cơ quan điều tra môi trường (EIA) nhấn mạnh.

 

Nghị định thư Montreal được coi là hiệp ước môi trường thành công nhất thế giới, kìm hãm và đảo ngược lại sự phá hủy tầng ôzôn và cũng có thể trì hoãn hiện tượng nóng lên toàn ít nhất một thập kỉ.

 

Clare Perry, chuyên gia đánh giá tác động môi trường cao cấp của EIA cho biết: "Quy trình UNFCCC (Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu) sẽ không thảo luận bất kì sự điều chỉnh HFCs nào trong tương lai gần, và ngay cả khi họ đã làm, họ sẽ không thể điều chỉnh HFCs một cách nhanh chóng, hiệu quả  như Nghị định thư Montreal". 

Nghị định thư Montreal: là một cam kết quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, được kí kết vào 16/9/1987, có hiệu lực 1/1/1989 và cho đến nay có 196 quốc gia phê chuẩn. Trong Nghị định thư Montreal có một điều khoản quan trọng, đó là các đang phát triển phải hạn chế tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ôzôn vào năm 2002 theo mức tiêu thụ trung bình 1995-1997 và hoàn toàn loại bỏ vào cuối năm 2009. Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư Montreal năm 1994 và được đánh già là một trong những nước thực hiện nghiêm túc Nghị định.

Cơ quan điều tra môi trường (EIA): là Tổ chức Chính phủ Vương quốc Anh có sứ mệnh điều tra và chiến dịch chống lại các tội phạm môi trường, bao gồm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, khai thác gỗ bất hợp pháp, chất thải nguy hại, và thương mại khí hậu và hóa chất làm thay đổi ozone.

Nguyễn Xuân Cường (Theo EIA, 25.11.2011)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil bị “tố” cản trở cắt giảm HFCs

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI