»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:00:07 AM (GMT+7)

Tình trạng ấm lên tại Bắc Cực làm biến đổi môi trường trên diện rộng

(23:01:39 PM 12/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nền nhiệt độ tại Bắc Cực trong vài năm gần đây đã tăng nhanh kỷ lục và làm biến đổi môi trường tự nhiên trên diện rộng, cụ thể như làm gia tăng số lượng các cơn bão tại Mỹ và châu Âu.

Tình[-]trạng[-]ấm[-]lên[-]tại[-]Bắc[-]Cực[-]làm[-]biến[-]đổi[-]môi[-]trường[-]trên[-]diện[-]rộng

(Nguồn: HuffPost Canada)

 
Thực tế này đã được phản ánh trong Báo cáo Bắc Cực năm 2018 được Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) công bố ngày 11/12.
 
Báo cáo đã nêu bật một thực trạng đáng lo ngại về tình trạng nhiệt độ tăng cao tại Bắc Cực, đó là nền nhiệt độ tại đây trong 5 năm qua liên tục tăng cao và phá vỡ mọi kỷ lục được ghi nhận từ năm 1900.
 
Các nhà khoa học nhấn mạnh đến tính nghiêm trọng của hiện tượng này khi khẳng định xu hướng ấm lên hiện nay "không giống với bất cứ thời kỳ nào trước đây."
 
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, nền nhiệt độ của Bắc Cực trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2018 cao hơn 1,7 độ C so với nền nhiệt độ trung bình ghi nhận trong khoảng năm 1981-2010.
 
Các nhà khoa học cũng ghi nhận diện tích băng đá lâu đời ở Bắc Cực đã giảm 95% trong 33 năm qua. Năm 2018 cũng là năm nóng thứ hai của thế giới ghi nhân từ năm 1900.
 
Từ những số liệu cụ thể trên, các nhà khoa học kết luận Bắc Cực đang không ngừng nóng lên với tốc độ nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới và gây tác động tiêu cực trên diện rộng.
 
Hiện các nhà khoa học thừa nhận rằng tình trạng biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gây ra thảm họa thiên tai, như đợt nắng nóng tại Cực Bắc mùa Thu năm 2017, một loạt các trận bão gây hậu quả nghiêm trọng tại Mỹ trong năm 2018 và các đợt giá rét bất thường ở châu Âu hồi tháng 3/2018.
 
Trong khi đó, nhiệt độ nóng lên tại Bắc Cực đang tàn phá hệ sinh thái nơi đây, làm giảm số lượng các loài tuần lộc, làm gia tăng mật độ của các loài tảo biển tại khu vực phía Bắc, gây nguy hại, đe dọa môi trường sống của các loài động thực vật tại đây.
 
Theo các nhà khoa học, việc số lượng các loài động vật sinh trưởng tại Bắc Cực giảm là do tình trạng hạn hán diễn ra thường xuyên, trong khi đó, việc mùa Hè nóng hơn và kéo dài có thể làm sinh sôi thêm các loài động vật sống ký sinh.
 
Cũng trong báo cáo này, các nhà khoa học cũng đề cập đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển. Đây là một thực tế đáng lo ngại khi các loài chim biển và động vật biển có thể ăn phải rác thải nhựa, sau đó chúng trở thành thực phẩm của con người.
 
Theo ước tính, đến năm 2025, cứ 3 tấn cá ngoài đại dương sẽ có một tấn rác nhựa và đến năm 2050, lượng rác loại này trên thế giới sẽ lên tới 12 tỷ tấn, nhiều hơn cả số cá trên các đại dương cộng lại.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tình trạng ấm lên tại Bắc Cực làm biến đổi môi trường trên diện rộng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI