Thế giới sẽ nếm thêm “trái đắng” ở COP 17?
(14:12:02 PM 17/11/2011)Sự thất bại của COP 16 tại Cancun - Mexico
Nhìn lại chặng đường từ khi Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 1992 (UNFCCC) được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất vào năm 1992 tại Rio – Brazin cho đến kết quả từ hai phiên họp COP 15, 16, thì ngay cả những người lạc quan nhất cũng không nghĩ rằng COP 17 sẽ tạo ra được những đột phá. Những khác biệt trong cách tiếp cận cũng như sự ích kỉ, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi giữa các quốc gia đang khiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu “dậm chân tại chỗ”.
Có quá nhiều vấn đề nổi cộm chưa có lời kết trong các cuộc họp các bên liên quan. Điển hình như hạn chế sử dụng than và dầu mỏ, giảm mất rừng, đầu tư cho năng lượng tái tạo, sự bất bình đẳng và “quyền” được xả thải của các nước đang phát triển. Trở lại với Nghị định thư Kyoto - hợp phần quan trọng UNFCCC năm 1997, đã bị “dội 1 gáo nước lạnh” khi Hoa Kỳ - nước phát thải khí nhà kính cao nhất thế giới, từ chối phê chuẩn. Một trong những tiến bộ đạt được đó là các nước EU đã cam kết cắt giảm nhiều hơn mức mà Nghị định thư đưa ra, xa hơn nữa đó là kế hoạch phát triển ngành công nghiệp “xanh”.
Năm 2009 COP 15 diễn ra ở Copenhagen – Đan Mạch, với sự có mặt của các vị nguyên thủ hàng đầu các nước, đã mở ra nhiều kì vọng cho một tiến trình mới đàm phán về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cam kết đạt được chỉ là một Hiệp ước “cố gắng” giữ nhiệt độ tăng bình quân dưới 2 độ C và cam kết cắt giảm phát thải… “tự nguyện”. Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon đã phải trấn an dư luận rằng: Hiệp ước Copenhagen là "sự khởi đầu cần thiết". Điều này đã gây thất vọng cho một số quốc gia và sự tức giận trong các tổ chức phi chính phủ. Trong tình trạng đó, COP 16 diễn ra tại Cancun - Mexico không đạt được gì hơn ngoài việc “nhất trí các hành động dựa trên tuyên bố tại hội nghị Copenhagen – COP 15”.
COP 17 ở
Trái đất đang bị đốt nóng
Nhận thức hay văn hóa biến đổi khí hậu hiện nay cũng đang gây ra những khó khăn cho cuộc chiến chống lại sự ấm lên toàn cầu. Tạp chí Guardian đã cho đăng một loại bài đề cập đến vấn đề “chủ nghĩa hoài nghi khí hậu đang gia tăng”, đặc biệt ở Anh và Hoa Kỳ. Các quan điểm “hoài nghi chính trị” và “hoài nghi truyền thông” đã phủ nhận nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là do con người. Do đó, không cần thiết phải hạn chế phát thải khí nhà kính. Điều này sẽ tạo ra những “sức ép” và tác động nhất định đến các quyết định chính trị trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
Một bên là các nước phát triển dẫn đầu là Hoa Kỳ và một bên là các nước đang phát triển có mức phát thải cao, như Ấn Độ, Trung Quốc… là trở ngại chính tại COP 17 này. Các nước phát triển khó chấp nhận viễn cảnh các nước đang phát triển không bị ràng buộc pháp lý về cắt giảm khí nhà kính. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại lý giải rằng họ không có trách nhiệm về biến đổi khí hậu hiện nay. Giả sử rằng, trong Hội nghị COP 17, Hoa Kỳ và một số nước phát triển khác đồng ý cắt giảm khí nhà kính. Liệu với tốc độ phát thải tăng nhanh ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin… thì tổng lượng khí nhà kính trong khí quyển có giảm? Tác động của biến đổi khí hậu liệu có giảm? Bức tranh chống biến biến đổi khí hậu rất ảm đạm, dự liệu lại có thêm một thất bại nữa tại COP 17.
Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) được thông qua năm 1992 và có hiệu lực 1994. Hầu hết các nước (192 nước) đã phê chuẩn công ước này. Đây là Công ước quốc tế điều chỉnh các vấn đề khí hậu.
Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế yêu cầu các nước (phát triển) đáp ứng các mục tiêu về lượng khí thải nhà kính. Trong Nghị định thư có Phụ lục I, II bao gồm các nước phát triển – ràng buộc cắt giảm khí nhà kính và nước đang phát triển – không bị ràng buộc, đây gọi là các bên liên quan.
Hội nghị các bên tham gia (COP) là cuộc họp quan trọng nhất của UNFCCC, của các nước thuộc phụ lục I, II của Nghị định thư
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).