»

Chủ nhật, 24/11/2024, 16:09:29 PM (GMT+7)

Quản lý khí phát thải nhà kính dựa vào cộng đồng

(17:50:47 PM 03/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Ngày 3/5 tại Hà Nội, Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo tham vấn “Xây dựng Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới”.

Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cần dựa vào cộng đồng - Ảnh minh họa


Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, Đề án nếu được thông qua sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện và tuân thủ các quy định của một số Điều ước quốc tế đã tham gia, cùng dựa vào cộng đồng quốc tế ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Qua đó, góp phần tăng trưởng các hoạt động giảm nhẹ phát thải, tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính; phát triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.


Việc quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới, theo dự thảo của Đề án, tín chỉ các-bon và thị trường các-bon là một phần của các nỗ lực quốc tế và quốc gia, để giảm mức tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.


Đề án này sẽ giúp Nhà nước quản lý được các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới, hình thành nên thị trường các-bon tại Việt Nam, khuyến khích các cơ quan tổ chức doanh nghiệp tiếp cận với thị trường các-bon. Đồng thời xây dựng các dự án, chương trình giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính, góp phần phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.


Hiện thị trường các-bon trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto đã được quản lý theo các quy định quốc tế và đang được củng cố, tăng cường để phù hợp với các quy định trong giai đoạn tới. Trong khi đó, thị trường các-bon ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto mới được hình thành, còn mang tính chất tự nguyện, chưa có các cơ chế quản lý thống nhất cấp quốc tế. Vì vậy, phải đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với bối cảnh Việt Nam và quy định quốc tế trong thời gian tới.


Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khí hậu đã đưa ra nghĩa vụ pháp lý, yêu cầu các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đưa ra cam kết giảm tổng lượng phát thải các khí nhà kính xuống thấp hơn mức phát thải của năm 1990, với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên 2008 - 2012, theo các mức cắt giảm cụ thể.


Thực hiện nghĩa vụ của một nước tham gia Công ước khí hậu, Việt Nam đã xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ nhất và thứ hai cho Công ước khí hậu, trong đó kiểm kê quốc gia khí nhà kính đã được thực hiện cho các năm cơ sở 1994 và 2000, theo hướng dẫn của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quản lý khí phát thải nhà kính dựa vào cộng đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI