Nhiều thành phố lớn vẫn bị nhấn chìm ngay cả khi nhiệt độ Trái Đất tăng 2 độ C 
(10:40:51 AM 10/11/2015)
Cảnh báo trên được đưa ra ngày 8/11 trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) vào cuối tháng này.
Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Khí hậu của Mỹ, nếu Trái Đất nóng lên 2 độ C thì tình trạng nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều vùng đất hiện là nơi sinh sống của 280 triệu người, trong khi nếu mức nhiệt tăng thêm 4 độ C thì diện tích những vùng đất chịu ảnh hưởng cũng sẽ tăng lên, bao phủ khu vực sinh sống của hơn 600 triệu người. Nhà khoa học Ben Strauss (Ben Xtrau), tác giả nghiên cứu, cho biết mức nhiệt tăng ở 2 độ C sẽ tạo ra những nguy cơ hiện hữu trong dài hạn đối với những thành phố và vùng miền ven biển. Những kịch bản này có thể diễn ra trong vòng 200 năm nữa hoặc cũng có thể trong vài thế kỷ nữa.
Nhiều thành phố lớn vẫn bị nhấn chìm ngay cả khi nhiệt độ Trái Đất tăng 2 độ C -Ảnh minh họa: TL
Cũng theo nghiên cứu này, Trung Quốc sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu nhiệt độ Tr ái Đất nóng lên 4 độ C. Khi đó mực nước biển sẽ dâng cao và hủy hoại hầu hết diện tích sinh sống của 145 triệu dân ven biển ở quốc gia này. Trong số 10 thành phố lớn có nguy cơ bị nhấn chìm thì 4 thành phố là của Trung Quốc gồm Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Kong và Đài Châu (Chiết Giang). Ấn Độ, Việt Nam và Bangladesh cũng chịu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Châu Á là nơi tập trung khoảng 75% cư dân hiện sinh sống ở những khu vực trong tương lai sẽ bị nhấn chìm nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn. Khoảng 34 triệu người Nhật Bản, 25 triệu người Mỹ, 20 triệu người Philippines, 19 triệu người Ai Cập và 16 triệu người Brazil sẽ phải chứng kiến vùng đất sinh sống của mình trở thành biển nước nếu nhiệt độ tăng lên 4 độ C.
Tại COP21 sắp tới, 195 nước thành viên LHQ sẽ thảo luận biện pháp để có thể giữ nhiệt độ Trái Đất từ nay đến năm 2100 chỉ tăng tối đa 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Giải pháp hiệu quả nhất là giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiều thành phố lớn vẫn bị nhấn chìm ngay cả khi nhiệt độ Trái Đất tăng 2 độ C
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
-
Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
-
Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
-
Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
-
Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
-
Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
-
Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
-
Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
-
Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)