Giảm phát thải khí CO2 giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm
(14:44:10 PM 23/09/2013)Giảm phát thải khí CO2 giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm-Ảnh minh họa iE
Các nhà khoa học đưa ra ước tính này dựa trên sự mô phỏng về mức độ của hai chất độc hại và gây ô nhiễm mạnh gồm chất thải thể rắn (hạt mịn) từ hoạt động đốt than, dầu và khí đốt, và khí ôdôn (O3). Khí ôdôn khi tập trung chủ yếu trong tầng bình lưu khí quyển có tác dụng giúp lọc phần lớn các tia cực tím nguy hiểm từ Mặt Trời, nhưng khi ở bề mặt Trái Đất lại gây hại cho phần lớn các loài sinh vật vì là chất kích ứng đường hô hấp, có thể gây nguy hiểm tới phổi.
Phân tử ôdôn gồm 3 nguyên tử ôxy hợp thành. Ở bề mặt Trái Đất, ôdôn được hình thành từ phản ứng tương tác giữa khí thải của các phương tiện giao thông và ánh sáng trắng. Dựa trên số liệu về khí thải nhà kính, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Jason West (Gia-xơn Vét) dẫn đầu đã xây dựng được mô hình RCP4.5. Theo các nhà khoa học, RCP4.5 là một kịch bản khá "ôn hòa", dự báo nhiệt độ bề mặt Trái Đất vào năm 2100 sẽ cao hơn 2,6 độ C so với nhiệt độ trước thời kỳ bùng nổ công nghiệp (sau Chiến tranh Thế giới thứ hai). Theo mô hình RCP4.5, đến năm 2030 thế giới có thể tránh được khoảng 500.000 ca tử vong mỗi năm, và con số này sẽ tăng lên 1,3 triệu ca vào năm 2050, lên 2,2 triệu vào năm 2100 nếu lượng khí phát thải nhà kính giảm.
Hạn chế được tình trạng tử vong sớm sẽ giúp củng cố lực lượng lao động cho các quốc gia, tạo ra các lợi ích kinh tế thiết thực. Tuy chi phí để giảm khí phát thải hiện rất cao, nhưng sẽ đến lúc lợi ích về kinh tế sẽ lớn hơn, nhất là tại khu vực Đông Á nơi chiếm tới 2/3 số ca tử vong có nguyên nhân liên quan đến khí thải nhà kính.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).