»

Thứ bảy, 18/01/2025, 04:57:07 AM (GMT+7)

Biến đổi khí hậu: Thời gian không còn nhiều để cứu các đảo quốc nhỏ

(17:10:50 PM 11/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Các đảo quốc như Fiji và Maldives đang gần như trong tình trạng "không thể cứu vãn" do tình trạng nước biển dâng. Đây là cảnh báo của đại diện Liên minh các đảo quốc nhỏ (AOSIS) đưa ra ngày 7/9 bên lề một hội nghị về khí hậu đang diễn ra ở Bangkok (Thái Lan).

Phát biểu với báo giới, nhà đàm phán của AOSIS Amjad Abdulla cho biết, trước đà xâm thực biển ngày càng gia tăng do tác động của tình trạng Trái Đất nóng lên, ngoài nguy cơ mất đất và cơ sở hạ tầng, nhiều hòn đảo còn đối mặt với nguy cơ mưa bão và lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng. Ông cảnh báo thời gian "đã hết" đối với một số nước, nhiều hòn đảo ở Caribe và Thái Bình Dương đang bị đe dọa và phải gồng mình đối phó nhiều hơn so với nguồn lực hạn hẹp.

 

Biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Thời[-]gian[-]không[-]còn[-]nhiều[-]để[-]cứu[-]các[-]đảo[-]quốc[-]nhỏ[-]

Ảnh: IE

 

Các đảo quốc nhỏ không có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nhân lực để giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu. Trước tình trạng đó, đại diện AOSIS kêu gọi cần tăng cường hợp tác quốc tế để cứu các đảo quốc. Ông nhấn mạnh đây là một vấn đề toàn cầu và chỉ có thể giải quyết ở cấp độ toàn cầu.

 

Các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới hiện đang quy tụ ở Bangkok tham gia cuộc họp nhằm tiếp sức cho Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, được gần 200 nước ký kết hồi năm 2015. Mục tiêu của thỏa thuận khí hậu, vốn cần được các quốc gia thành viên thông qua trước tháng 12 tới, là nhằm giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, hoặc dưới 1,5 độ C nếu có thể. 
 
Vấn đề gai góc nhất trong các cuộc đàm phán hiện nay là ngân sách. Hiệp định Paris cam kết từ năm 2020 sẽ cấp 100 tỷ USD/năm cho các nước nghèo đang phải đối phó với các tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Các nước đang phát triển ủng hộ các khoản viện trợ công khai, minh bạch và phản đối hình thức viện trợ dưới dạng đầu tư, trong khi các nước giàu muốn có thêm vốn tư nhân và ưu tiên các dự án có thể tạo lợi nhuận.
 
Các đoàn đàm phán ở Bangkok mong muốn đưa ra một dự thảo văn bản gồm các phương án hợp lý mà các nguyên thủ và bộ trưởng của các nước có thể thúc đẩy thực hiện trước thềm cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc, diễn ra tại Katowice (Ba Lan) vào tháng 12 tới.
 
Ông Abdulla bày tỏ lạc quan các nước có thể đạt được một sự đồng thuận, song cảnh báo thời gian không còn nhiều.
 
Mặc dù chỉ thải rất ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song các đảo quốc lại đang đối mặt với nguy cơ biến mất do tình trạng nước biển dâng cao.
TTXVN, TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu: Thời gian không còn nhiều để cứu các đảo quốc nhỏ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI