Bị tàn phá, rừng nhiệt đới bắt đầu thải carbon nhiều hơn hấp thụ
(09:13:37 AM 02/10/2017)(Tin Môi Trường) - Những cánh rừng nhiệt đới không còn hấp thụ nhiều CO2 nữa mà đang thải ra carbon do cây cối mục ruỗng sau khi bị chặt hạ.
>> Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero >> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu >> Linh vật rồng bắt đầu lên sóng >> 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm >> Trung Quốc nói đập Tam Hiệp "còn nguyên" dù mưa lớn làm nước về nhiều hơn
Nhiều vùng rừng bị tàn phá trong những năm gần đây. Ảnh: AFP.
Rừng nhiệt đới đang thải ra nhiều carbon hơn là hấp thụ, trái với quan niệm thông thường cho rằng nơi đây giúp hấp thụ carbon và giải phóng oxy, theo PBS. Những vùng rừng này phát ra khoảng 425 triệu tấn carbon mỗi năm, lớn hơn toàn bộ lượng khí thải từ xe cộ ở Mỹ.
Không giống xe cộ chỉ có một chiều là thải carbon vào khí quyển, thực vật vừa hấp thụ, vừa giải phóng carbon. Rừng nhiệt đới hấp thụ carbon dioxide thừa trong khí quyển, rừng càng lớn thì càng có thể giữ nhiều carbon, làm giảm sự ấm lên toàn cầu và ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Alessandro Baccini, nhà sinh thái rừng tại Trung tâm Nghiên cứu Woods Hole, và nhà sinh thái rừng Wayne Walker đến các khu rừng thuộc 22 quốc gia trên thế giới để đo tổng khối lượng sinh vật, hay sinh khối, của các khu rừng nhiệt đới. Họ phát hiện các khu rừng thưa bắt đầu thải carbon vào khí quyển khi số cây bị đốn hạ, cây chết bắt đầu mục rữa.
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu về chiều cao và đường kính thân cây để tính toán sinh khối. Không giống những nghiên cứu trước đây chỉ xét các yếu tố đơn lẻ như chặt phá rừng, các nhà khoa học muốn đánh giá những thay đổi khó đo đạc hơn, ví dụ như mất rừng diện nhỏ do hạn hán hoặc nhiệt độ tăng. Những thay đổi này khiến rừng trở nên thưa hơn, nhiều cây chết hơn.
Họ sử dụng một phương pháp mới kết hợp số liệu về sinh khối trên mặt đất với ảnh vệ tinh tại cùng địa điểm. Những khu vực cây chết hoặc đất trống hấp thụ ánh sáng khác so với rừng bình thường. Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu có thể lập mô hình thống kê để ước tính lượng carbon phát ra của toàn bộ rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, những khu rừng bị thu hẹp thải nhiều carbon hơn là hấp thụ, đảo ngược vai trò "bể chứa carbon" xưa nay. Tình trạng mất rừng diện nhỏ tăng nhanh, chiếm gần 70% lượng carbon thải ra trong toàn khu vực rừng nhiệt đới, Baccini cho biết.
"Chúng ta vẫn còn thời gian để cải thiện điều này", Baccini cho biết. Ông gợi ý sử dụng biện pháp truyền thống là trồng cây và ngưng chặt rừng.
"Hiển nhiên đây là vấn đề cần giải quyết, nhưng nó cũng mang đến một cơ hội lớn", Walker nhận định. Theo ông, duy trì và tái tạo rừng là phương pháp trực tiếp và hiệu quả hơn so với giải quyết những yếu tố gây biến đổi khí hậu khác, ví dụ như nhiên liệu hóa thạch.
Nghiên cứu có thể giúp các nhà hoạch định chính sách tập trung nguồn lực bảo vệ những khu vực hấp thụ carbon hiệu quả nhất, theo Nancy Harris, quản lý tài nguyên rừng tại Viện Tài Nguyên Thế giới. "Về cơ bản, rừng là công nghệ duy nhất hiện nay để loại bớt carbon ra khỏi khí quyển. Chúng ta cần tận dụng công nghệ đó", Harris chia sẻ.
Theo Thu Thảo (VnXpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).