Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Số lượng hổ tự nhiên bắt đầu gia tăng, nhưng còn đó nhiều thách thức
(15:35:55 PM 12/04/2016)Số lượng hổ tự nhiên bắt đầu gia tăng, nhưng còn đó nhiều thách thức -Ảnh minh họa: TL
Con số cập nhật ở mức tối thiểu này, được tính toán từ số liệu của IUCN và các cuộc khảo sát mới nhất về hổ ở cấp quốc gia cho thấy dấu hiệu gia tăng quần thể hổ hiện tại so với con số ước lượng 3,200 cá thể vào năm 2010. Số liệu gia tăng này được cho là do một số các yếu tố như sự gia tăng số lượng hổ tại Ấn Độ, Nga, Nepal và Bhutan, sự tiến bộ trong việc khảo sát và việc bảo vệ hổ hiệu quả hơn.
“Sau nhiều thập kỷ quần thể hổ tự nhiên bị suy giảm số lượng nghiêm trọng, giờ đây chúng ta đã có cơ sở hy vọng cho sự tồn tại của loài này,” ông Tom Gray, Giám đốc về Loài của WWF-Greater Mekong phát biểu. “Khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng có tiềm năng to lớn cho việc phục hồi loài hổ, với hơn 100 cá thể ở Thái Lan, cùng với các kế hoạch tái giới thiệu hổ tại Cam-pu-chia và khả năng tìm thấy thêm hổ ở Myanmar, nếu khảo sát được thực hiện tại đây.”
Cuộc họp giữa chính phủ các nước có hổ sinh sống ngoài tự nhiên tại Hội nghị Bộ trưởng châu Á lần thứ 3 về Bảo tồn Hổ trong tuần này là bước đi mới nhất trong tiến trình Sáng kiến Hổ Toàn cầu, bắt đầu được khởi xướng tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hổ diễn ra tại Nga năm 2010. Chính phủ các nước tham dự đã thống nhất với mục tiêu Tx2 là nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022.
Tiến sĩ Rajesh Gopal, Tổng thư ký Diễn đàn Hổ Toàn cầu, nhận định: “Cuộc họp diễn ra tại thời điểm quan trọng, đánh dấu một nửa chặng đường thực hiện mục tiêu Tx2. Chính phủ các nước có hổ hoang dã sẽ quyết định các bước tiếp theo hướng tới hoàn thành mục tiêu này, đồng thời đảm bảo hổ có sẽ có một sinh cảnh sống an toàn hơn trong tương lai của châu Á.”
Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, các nước sẽ báo cáo tiến độ thực hiện mục tiêu Tx2 và các kế hoạch cam kết tiếp theo. Thủ tướng Modi sẽ diễn thuyết trước Hội nghị về vai trò của hổ - một biểu tượng cho sự phồn thịnh về đa dạng sinh học của một quốc gia.
Ông Michael Baltzer, lãnh đạo Sáng kiến Tx2 của WWF nhấn mạnh: “Một kế hoạch mạnh mẽ là hết sức cấp thiết cho 6 năm tới. Tuy số lượng hổ đã ngừng suy giảm, nhưng chúng vẫn chưa có sinh cảnh sống an toàn. Điển hình như Đông Nam Á – nơi đang đối mặt với nguy cơ mất hổ cận kề nếu các chính phủ tại đây không hành động ngay lập tức.”
Hổ được xếp vào loại nguy cấp theo Sách đỏ của IUCN do nguy cơ săn bắt trái phép và mất sinh cảnh sống. Theo số liệu từ TRAFFIC - Mạng lưới Giám sát Buôn bán ĐVHD, từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 4 năm 2014, cán bộ thực thi pháp luật đã thu giữ ít nhất 1,590 cá thể hổ. Buôn bán động vật hoang dã là một ngành mang lại hàng tỉ đô la lợi nhuận.
Để bảo vệ hổ, các nước cần xác định rõ số lượng hổ mình đang có và những nguy cơ đe doạ chúng.
Năm 2014, các nước có hổ hoang dã đã nhất trí công bố ước tính số lượng hổ toàn cầu vào năm 2016, dựa trên các khảo sát quốc gia đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng hoàn thành hay công bố các khảo sát này. Con số ước lượng mới nhất và tối thiểu là 3,890 cá thể hổ được tổng hợp dựa vào Sách đỏ của IUCN về hổ, và dữ liệu mới nhất của các quốc gia có thực hiện khảo sát về hổ, kể từ sau đánh giá của IUCN.
WWF và GTF tuyên dương các nước có hổ hoang dã đã cập nhật số lượng hổ từ năm 2010 và khuyến khích các nước còn lại hoàn thiện và công bố khảo sát về số lượng hổ sớm nhất có thể.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh