»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:20:32 PM (GMT+7)

Phương thuốc mới ngăn chặn nạn săn trộm tê giác

(08:54:17 AM 08/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Những người hành nghề Y học cổ truyền (YHCT) trẻ tại Việt Nam đang tạo ra một phong trào mới về bảo vệ động thực vật nguy cấp. Nhận thức được vai trò của YHCT trong bảo tồn động thực vật hoang dã (ĐTVHD), các nhà khoa học, giảng viên và hơn 600 học viên đến từ 11 cơ sở đào tạo về YHCT hàng đầu tại Việt Nam cam kết không sử dụng động thực vật hoang dã nguy cấp trong hành nghề.

Phương[-]thuốc[-]mới[-]ngăn[-]chặn[-]nạn[-]săn[-]trộm[-]tê[-]giác

Các nhà khoa học, giảng viên và hơn 600 học viên đến từ 11 cơ sở đào tạo về YHCT hàng đầu tại Việt Nam cam kết không sử dụng động thực vật hoang dã nguy cấp trong hành nghề. 


Cam kết nêu trên được đưa ra tại hai buổi tập huấn do Mạng lưới Giám sát buôn bán Động thực vật Hoang dã TRAFFIC phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương (T5G), Bộ Y tế, tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các buổi tập huấn nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ động thực vật hoang dã, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người tham dự tạo ra một môi trường hành nghề bền vững, có trách nhiệm với ĐTVHD nguy cấp và khuyến khích mọi người quanh họ không khoan nhượng với tiêu thụ ĐTVHD nguy cấp.

Một trong các diễn giả của buổi tập huấn, GS.BS Hoàng Bảo Châu - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho rằng, "Y học cổ truyền chú trọng đến sự hài hòa giữa tinh thần và thể chất của con người, giữa con người và thiên nhiên. Để đạt được điều này, YHCT cần không kê đơn thuốc có thành phần từ ĐTVHD nguy cấp, được bảo vệ, ví dụ như sừng tê giác. Có rất nhiều dược liệu có thể thay thế ĐTVHD đảm bảo chất lượng mà vẫn không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên.”

Tại những quốc gia phổ biến việc khám chữa bệnh bằng YHCT, ví dụ như Việt Nam, nhu cầu đối với sản phẩm ĐTVHD đang làm suy giảm nghiêm trọng các quần thể động vật hiếm. Năm 2011, loài Tê giác

Java chính thức bị tuyên bố tuyệt chủng tại Việt Nam. Những loài tê giác khác trên thế giới cũng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng của nạn săn trộm lấy sừng. Năm 2014, chỉ riêng tại Nam Phi đã có 1.215 cá thể tê giác bị săn trộm, tương đương với hơn 3 cá thể bị săn trộm mỗi ngày. Tê tê tại Châu Phi và Châu Á cũng như Gấu ngựa tại Việt Nam và các nước lân cận cũng đang phải chống chọi với nạn săn trộm để làm thuốc hoặc để thể hiện đẳng cấp.

Nạn săn trộm hiện đang tiếp diễn bất kể việc pháp luật Việt Nam nghiêm cấm săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã nguy cấp. Nhằm bảo hoạt động hành nghề YHCT diễn ra có đạo đức và trách nhiệm, hai buổi tập huấn do TRAFFIC và T5G tổ chức cung cấp thông tin đầy đủ về các luật liên quan đến ĐTVHD trong YHCT. Tại đây, người tham dự cũng được cung cấp kiến thức về tiếp thị xã hội, giúp họ lan tỏa các thông điệp của hai buổi tập huấn tới cho cộng đồng YHCT một cách hiệu quả.

 

các[-]nhà[-]khoa[-]học,[-]giảng[-]viên[-]và[-]hơn[-]600[-]học[-]viên[-]đến[-]từ[-]11[-]cơ[-]sở[-]đào[-]tạo[-]về[-]YHCT[-]hàng[-]đầu[-]tại[-]Việt[-]Nam[-]cam[-]kết[-]không[-]sử[-]dụng[-]động[-]thực[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp[-]trong[-]hành[-]nghề.[-][-]

Cùng cam kết không sử dụng động thực vật hoang dã nguy cấp trong hành nghề. 


Bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện TRAFFIC tại Việt Nam cho biết, “Các cơ sở đào tạo YHCT được thành lập nhằm cung cấp cho học viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để hành nghề một cách hiệu quả, có đạo đức và an toàn, qua đó, bảo tồn và phát triển nền YHCT Việt Nam. Sứ mệnh này được tái khẳng định qua hoạt động bảo vệ ĐTVHD nguy cấp, đảm bảo các học viên YHCT không tạo ra rủi ro pháp lý cho bản thân hoặc bệnh nhân, cũng như không đẩy các loài động vật hiếm đến bờ vực tuyệt chủng. Việc hành nghề YHCT có trách nhiệm, không sử dụng ĐTVHD nguy cấp, không chỉ đảm bảo tương lai cho nền YHCT Việt Nam, mà còn góp phần giảm nhu cầu đối với sừng tê giác tại Việt Nam.”

Trở về từ hai buổi tập huấn chính được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, học viên và giảng viên đến từ 11 cơ sở đào tạo về YHCT sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông tại trường của mình, ví dụ như phát tờ rơi, sách hướng dẫn, treo băng rôn, khẩu hiệu và tổ chức hội thảo, để chia sẻ và lan tỏa thông điệp hành nghề YHCT có trách nhiệm, nói không với tiêu thụ ĐTVHD nguy cấp.

Theo bạn Lê Thị Linh, sinh viên trường Học viện Quân y, " Đối với đa số sinh viên Y khoa, chúng tôi chọn ngành này với hy vọng cứu người và góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Buổi tập huấn hôm nay  đã giúp tôi hiểu một cách sâu sắc mình cần phải làm gì để bảo tồn ĐTVHD. Tôi cảm thấy rất vui mừng và phấn khởi vì mình có thể tạo ra những thay đổi tích cực không chỉ trong cộng đồng tôi đang sống mà còn cho cả thế giới."

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phương thuốc mới ngăn chặn nạn săn trộm tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI