Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Phụ nữ mang thai và chuyện xét nghiệm HIV
(11:36:01 AM 29/06/2012)
Tình trạng trên một phần là do chưa thể xóa đi sự kỳ thị, phân biệt đối với người nhiễm HIV. Nhiều bà mẹ mang thai cảm thấy e ngại khi đề cập đến vấn đề xét nghiệm HIV. Họ cho rằng, mình có cuộc sống lành mạnh một vợ một chồng thì làm sao nhiễm HIV nên không cần thiết làm xét nghiệm.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, chúng tôi có dịp trao đổi với chị Nguyễn Thị Út, phường V, thành phố Vị Thanh về vấn đề này. Chị Út cũng có cùng suy nghĩ với những người phụ nữ mang thai khác là không nhất thiết phải làm xét nghiệm HIV khi mang thai với lý do mình không thể nhiễm căn bệnh thế kỷ đó. Chị Út nói: “Tôi và chồng sống với nhau rất hạnh phúc, trước giờ chúng tôi sống ở trong quê, không chơi bời lêu lổng nên tôi không nghĩ mình bị nhiễm HIV”. Khi chúng tôi hỏi: “Nếu bác sĩ đề nghị chị làm xét nghiệm HIV chị có làm không?”. Chúng tôi nhanh chóng nhận được câu trả lời của chị “Không”. Đây không phải là ý nghĩ riêng của chị Út, mà còn là tâm lý chung của những bà mẹ mang thai.
Tỷ lệ phụ nữ mang thai làm xét nghiệm HIV khó được nâng lên nếu công tác tư vấn chưa được quan tâm đúng mức.
Chúng tôi hỏi thăm một vài phụ nữ đang đợi khám thai định kỳ tại khu vực này, họ đều trả lời chưa được tư vấn về HIV khi khám thai và vì thế cũng chưa làm xét nghiệm kiểm tra có nhiễm HIV hay không. Theo lời chị Út, chị đã nhiều lần đi khám thai, nhưng bác sĩ chỉ siêu âm và hỏi thăm cách chăm sóc của thai phụ chứ chưa nghe tư vấn về HIV và đề nghị làm xét nghiệm HIV. Chị khẳng định, bác sĩ khám bệnh còn không kịp, có thời gian đâu để tư vấn, chị nghĩ, nếu có chỉ khi khám ở bệnh viện lớn.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc xét nghiệm HIV đối với phụ nữ mang thai là rất cần thiết. Mặc dù, chúng ta sống lành mạnh nhưng đôi khi có những chuyện không thể lường trước được. Không ít bà mẹ cho rằng mình không hề bị nhiễm HIV, nhưng khi xét nghiệm kết quả dương tính mới hốt hoảng. Chúng ta cần làm xét nghiệm như một sự đảm bảo an toàn và mở ra một cơ hội dự phòng lây truyền cho con trong trường hợp người mẹ bị nhiễm HIV. Việc xét nghiệm HIV khi mang thai có ý nghĩa và lợi ích, tính nhân văn rất lớn. Nếu không có biện pháp can thiệp nào thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ 20-45%, nhưng nếu được dự phòng sớm, kết hợp với không cho con bú, tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm còn 2-5%.
Hiện nay, việc xét nghiệm HIV thường được tiến hành khi thai phụ chuyển dạ, tình trạng này diễn ra tại các bệnh viện. Hoạt động này nhằm mục đích bảo vệ nhân viên y tế nhiều hơn, chứ không có giá trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. “Thường thì để công tác dự phòng đạt kết quả, chúng ta cần phát hiện và dự phòng sớm. Hiện tại, chúng ta đã thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở tuần thứ 28 của thai nhi. Thế nhưng, nếu để đến khi sinh con mới phát hiện thì đã quá muộn, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con đã rất cao” - bà Nguyễn Hoàng Lệ Hương, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh nói.
Việc xét nghiệm HIV trên địa bàn tỉnh hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp với tâm lý thai phụ. Theo bà Hương, sau khi tư vấn xong nếu cho làm xét nghiệm tại chỗ thì tỷ lệ thai phụ đồng ý rất cao. Tuy nhiên, nếu bảo họ đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh hay bệnh viện đề nghị xét nghiệm HIV thì họ rất ngại.
Hậu Giang không được triển khai giám sát trọng điểm nên việc phát hiện dịch HIV còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai từ năm 2007 và sử dụng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia. Chương trình gồm các hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho phụ nữ mang thai, chăm sóc và điều trị dự phòng cho bà mẹ mang thai nhiễm HIV và con của họ, cung cấp sữa cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đến ít nhất 6 tháng tuổi và giới thiệu đến các dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ phù hợp.
Trên thực tế, gói dịch vụ phòng lây truyền mẹ sang con toàn diện được cung cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, huyện, dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện và dịch vụ chuyển tuyến được thực hiện tại các trung tâm y tế. Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai là một trong những dịch vụ trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhằm giúp cho phụ nữ mang thai được chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV sang con của họ. Đồng thời, góp phần hạn chế nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng.
Đại dịch HIV/AIDS làm tăng gánh nặng lên người phụ nữ. Ước tính hàng năm, thế giới có hơn 2 triệu phụ nữ mang thai nhiễm HIV và gần 1.200 trẻ em bị nhiễm HIV mỗi ngày. Hầu hết trẻ nhiễm HIV lây theo đường mẹ truyền sang con. Năm 2009, trên thế giới có 47,75% phụ nữ và 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi sống chung với HIV và 260.000 trẻ em dưới 15 tuổi chết do AIDS. Nếu phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm thì sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con của họ.
Việt Nam mỗi năm có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai, với tỷ lệ 0,28% phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Năm 2009, có gần 6.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con. Nếu không có biện pháp can thiệp nào thì có khoảng 1.200-2.700 trẻ nhiễm HIV hàng năm, nhưng nếu được dự phòng sớm, kết hợp với không cho con bú, số trẻ nhiễm HIV từ mẹ chỉ còn 120-300 trẻ.
Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện là một trong những dịch vụ quan trọng của chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Dịch vụ đã triển khai trên phạm vi toàn quốc năm 2007 và được hỗ trợ bằng những chính sách, pháp luật và chiến lược quốc gia, nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ mang thai được tư vấn, xét nghiệm, phát hiện nhiễm HIV sớm để được chăm sóc và điều trị đề phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV tại tỉnh Hậu Giang
Nhiều người trong chúng ta đôi khi băn khoăn, lo lắng không biết khi cần thì có thể tìm được nơi nào để xét nghiệm HIV. Chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ thân thiện, tin cậy tại tỉnh Hậu Giang để các bạn có thể chủ động xét nghiệm HIV. Khi đến đây, bạn sẽ được tư vấn xét nghiệm HIV hoàn toàn miễn phí, được giữ bí mật những thông tin như tên, tuổi, địa chỉ… và sẵn lòng chia sẻ những lo lắng của các bạn.
Phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tỉnh Hậu Giang
Phòng khám và điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV tại tỉnh Hậu Giang. Địa chỉ: số 18 Nguyễn Công Trứ, KV.1, P.1, TP.Vị Thanh, Hậu Giang. Điện thoại: 07113.580176
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng thị xã Ngã Bảy. Địa chỉ: Lê Lợi, KV.1, P.Ngã Bảy, TX.Ngã Bảy, Hậu Giang. Điện thoại: 07113.866392
Phòng khám và điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngã Bảy. Địa chỉ: Lê Lợi, KV.1, P.Ngã Bảy, TX.Ngã Bảy, Hậu Giang. Điện thoại: 0976027535 (liên hệ bác sĩ Trang Văn Út).
Ngoài ra, các bạn còn có thể đến các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện thuộc tỉnh Hậu Giang để được tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh