Giấy xét nghiệm phiền hà
(10:53:36 AM 14/07/2021)(Tin Môi Trường) - Việc một số địa phương xem giấy xét nghiệm âm tính của công dân như một yêu cầu bắt buộc trong việc đi lại và giao dịch dân sự hiện nay không những không ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19 mà còn gây bao phiền phức cho dân.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Ảnh: TNO
Có biết bao chuyện dở khóc dở mếu chung quanh tờ giấy xét nghiệm này. Người ta gọi thứ giấy này là “giấy xét nghiệm phiền hà” cũng không có gì oan.
Tiếp thu ý kiến phản hồi của người dân về những nhiêu khê từ loại giấy xét nghiệm ấy, một vài nơi đã nới lỏng hoặc bãi bỏ quy định này nhưng hiện vẫn còn nhiều địa phương xem đó như một giải pháp cần thiết trong việc ngăn ngừa Covid-19. Có nơi như Lâm Đồng dẹp hẳn xét nghiệm nặng tính thương mại này nhưng lại gây phiền hà hơn.
Từ ngày 12.7, CDC Lâm Đồng đã ngưng test nhanh Covid-19 cho người dân có nhu cầu, trong khi Trung tâm y tế Đà Lạt thì lúng túng trong việc triển khai xét nghiệm nhanh Covid-19 khiến nhiều người dân đến giao dịch tại bộ phận “một cửa” từ phường, thành phố đến tỉnh đều không biết xoay đâu để có cái giấy xét nghiệm khốn khổ ấy.
Nơi “một cửa” thì buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính thì mới giải quyết các thủ tục theo yêu cầu của công dân, nhưng “nơi y tế” thì đóng sập cánh cửa xét nghiệm lại khiến người dân “chết đứng”! Mà dẫu ngành y tế Lâm Đồng có mở cửa xét nghiệm trở lại thì người dân cũng không tránh được phiền hà mỗi khi vào UBND tỉnh để làm các thủ tục cần thiết. Nhiều người do đặc thù công việc, phải ra vào liên tục chỗ “một cửa” mà mỗi lần như thế lại phải tốn 380.000 đồng để có giấy xét nghiệm. Mục đích của “một cửa” là để giảm phiền hà cho dân, nhưng vì cái giấy xét nghiệm nên gây phiền thêm cho họ!
Mà đâu phải chỉ Lâm Đồng mới có thứ “giấy xét nghiệm phiền hà” kỳ quái này. Hầu như các tỉnh ở khu vực phía nam đều có thứ giấy ấy. Giấy xét nghiệm này hoàn toàn vô nghĩa nếu xem đó như một bằng chứng không dương tính với SARS-CoV-2. Bởi vì người xét nghiệm âm tính chỉ cần ra khỏi cổng, vô tình tiếp xúc với một ca dương tính mà cả hai đều không biết, thì tờ giấy xét nghiệm âm tính kia có khi lại là tác nhân chính để lây lan dịch bệnh vì người sở hữu giấy ấy đinh ninh mình đang âm tính nên chủ quan.
Vậy ngành y tế các tỉnh vẫn tiếp tục duy trì loại giấy phiền hà này làm gì? Có lẽ chỉ có những ai chủ trương xét nghiệm để làm giấy thông hành cho dân khi đi lại hoặc giao dịch dân sự mới trả lời chính xác lý do vì sao.
Tùy địa phương mà giá cả của mỗi lần xét nghiệm khác nhau, nhưng thấp nhất là 250.000 đồng, cao nhất là 380.000 đồng cho một lần test nhanh. Người dân đang kiệt sức vì dịch, giờ lại phải “mua sự đi lại” của mình bằng cái giá như thế, quả là điều rất đáng để suy ngẫm. Tiền ấy dùng để góp quỹ mua vắc xin chích ngừa có phải hơn không?
Trần Đăng (báo TNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.