Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Nắng Sông Hồng - Cái nhìn khách quan vì sự phát triển xã hội
(21:53:06 PM 24/04/2016)Từ một nơi bẩn thỉu hoang hóa với các đống rác thải chất cao như núi giờ đã biến thành khu sinh thái Xanh Sạch Đẹp
BIẾN BÃI PHẾ THẢI THÀNH NƠI PHỤC VỤ CỘNG ĐÔNG, NƠI VUN TRỒNG VĂN HÓA VIỆT
Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, Khu vực giờ xây dựng Làng Văn hóa Du lịch & Ẩm thực Nắng Sông Hồng là một khu bãi thụt lồi lõm hoang vu là thiên đường cho những thành phần bất hảo tụ tập, xúc đổ phế thải, khai thác đất mầu và cát lậu, khu vực đất đai bị bỏ hoang vừa lãng phí tài nguyên đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường và nguồn nước ngầm của khu vực, vốn là mạch nước được Công ty Nước sạch Hà nội khai thác phục vụ người dân Thủ Đô, ảnh hưởng tới độ ô nhiễm nước mặt của Sông Hồng vừa tạo các điểm mất trật tự trị an tại khu vực.
Xuất phát từ những bất cập đó, theo nguyện vọng của người dân, năm 1997 UBND Phường Bồ đề đã đồng ý cho một số bà con được khai thác trồng cây,nuôi trồng thủy sản và kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái như câu cá, nhà hàng… nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, tránh các đối tượng đến đổ phế thải và rác bẩn làm ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách. Từ đó một nơi bẩn thỉu hoang hóa với các đống rác thải chất cao như núi đã biến thành khu sinh thái Gió Sông Hồng với hồ câu, vườn cây, khu nuôi trồng, khu nhà hàng khang trang sạch sẽ và là nơi vui chơi nghỉ ngơi thưởng thức các món ăn dân dã của bà con khu vực cũng như người sân Hà nội. Năm 2003 với sự phát triển không ngừng của Kinh tế đất nước, Công ty Cổ phần Gió Sông Hồng đã được thành lập và tiếp tục phát triển khai thác khu du lịch sinh thái Gió Sông Hồng.
Trải qua suốt quá trình hoạt động Gió Sông Hồng đã ký kết đầy đủ hợp đồng với UBND Phường và nghiêm túc thực hiện thanh toán các khoản thuế, phí…theo các quy định của Pháp luật. Năm 2014 với mong muốn tạo ra một điểm vui chơi giải trí thiên nhiên cho người dân Hà nội cũng như tạo lập 1 Làng văn hóa để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Gió sông hồng đã được đổi tên thành Làng Văn Hóa Du Lịch & Ẩm Thực Nắng Sông Hồng. Với tôn chỉ : Vun Trồng Văn Hóa Việt, dựa trên nền tảng các công trình vốn có từ trước, Nắng Sông Hồng đã được cải tạo nâng cấp sửa chữa khang trang hơn, sạch đẹp hơn là nơi du khách trong và ngoài nước có thể tìm về với những giá trị văn hóa, giá trị ẩm thực tinh tế của người Việt, là nơi để giáo dục tinh thần dân tộc, giá trị văn hóa tổ tiên cho lớp trẻ, giới thiệu và quảng bá văn hóa dân tộc tới du khách Quốc tế.
Tại đây đã diễm ra rất nhiều sự kiện văn hóa quan trọng như : Chung khảo Hoa Hậu Việt nam khu vực phía Bắc – Báo Tiền Phong 2014. Mùa Xuân và Cảm Xúc do VOV và Truyền hình Quốc hội tổ chức. Tết Việt do VTV – Đài Truyền hình Việt nam tổ chức…Với sự thiếu vắng những điểm đến vui chơi và giải trí cho người dân Hà nội.Nắng Sông Hồng có thể nói là điểm đến có chất lượng và giá trị góp phần phát triển Du lịch, phục vụ Cộng đồng, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam
VIỆC XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO TẠI NẮNG SÔNG HỒNG
Theo quyết định số: 257/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về Phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình,
Trích phụ lục IV: Danh mục các bãi sông được phép xây dựng (Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên bồi, bãi | Vị trí | Tỉnh/TP |
| Tả sông Hồng |
|
|
1 | Tầm Xá -Xuân Canh | Tương ứng từ K57 700 đến K64 000 đê tả sông Hồng | Hà Nội |
2 | Long Biên - Cự Khối | Tương ứng từ K67 000 đến K74 000 đê tả sông Hồng | Hà Nội |
Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông (khoảng cách từ chân đê đến mép bờ của sông) lớn hơn 500 m…
Làng Văn Hóa Du lịch & Ẩm thực Nắng Sông Hồng nằm trong vị trí có lý trình K68 000 (nằm giữa khoảng K67 000 – K74 000), khoảng cách từ chân đê tới mép bờ sông là 1500m (Lớn hơn 500m), đồng thời các công trình xây dựng được cải tạo dựa trên nền tảng các công trình cũ đã ổn định gần 20 năm, các vật liệu sử dụng phần lớn là các vật liệu nhẹ như tre nứa, khung thép, mái tôn, mái lá, kính… Cốt cao độ trung bình của Làng VHDL&AT Nắng Sông Hồng là 11.5 cao hơn cốt đỉnh lũ.
Theo số liệu Địa chất Thủy văn của Viện Quy Hoạch Thủy lợi – Bộ NN&PTNT thì cốt đỉnh lũtại Hà nội trong 10 năm trở lại đây đều thấp hơn cốt 9.00. Căn cứ thực tế và tham chiếu Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ. Việc cải tạo nâng cấp và hoạt động của Nắng Sông Hồng là phù hợp với các quy định của Pháp luật.Trong quá trình cải tạo sửa chữa cũng không tránh khỏi những sai sót nhất định.Công ty cũng đã nghiêm túc và cố gắng khắc phục, sửa chữa những sai sót nêu trên.
Việc đi tiên phong Cải tạo và phát triển bờ bãi Sông Hồng của Nắng Sông Hồng và mang lại những giá trị hữu ích cho Xã hội dưới cái nhìn khách quan vì sự phát triển của Hà Nội, vì sự phát triển lành mạnh của Xã hội.
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH CỦA XÃ HỘI
Hàng mấy chục năm, hàng nghìn hecta đất bờ bãi sông Hồng bị bỏ hoang phí, trở thành nơi đổ rác, phế thải, làm ô nhiễm môi trường và mất an ninh xã hội, tài nguyên đất bị bỏ hoang, cảnh quan đô thị, nhất là cảnh quan và môi trường Hà nội dọc 2 bờ sông rất lộn xộn mất mỹ quan, ô nhiễm và chưa được khai thác hiệu quả.
Thành phố Hà nội rất thiếu những điểm vui chơi giải trí có chất lượng phục vụ người dân.
Nghành du lịch rất cần những điểm đến hấp dẫn du khách Quốc tế, Trẻ em rất cần những nơi vui chơi và tìm hiểu vầ cội nguồn dân tộc, Sông Hồng rất cần được cải tạo làm đẹp đôi bờ. Hãy nhìn việc đi tiên phong Cải tạo và phát triển bờ bãi Sông Hồng của Nắng Sông Hồng và mang lại những giá trị hữu ích cho Xã hội dưới cái nhìn khách quan vì sự phát triển của Hà Nội, vì sự phát triển lành mạnh của xã hội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.