Thứ bảy, 18/01/2025, 18:29:18 PM (GMT+7)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường vẫn chỉ là khẩu hiệu

(18:25:45 PM 27/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghe thì đã quen, nhưng hiểu và thực hiện thế nào cho đầy đủ vẫn luôn là câu chuyện thời sự, của chính các doanh nhân.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là "Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội".

Tại Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghe thì đã quen, nhưng hiểu và thực hiện thế nào cho đầy đủ vẫn luôn là câu chuyện thời sự, của chính các doanh nhân. Trong những năm gần đây trách nhiệm xã hội đã được áp dụng rộng rãi trong các tất cả các doanh nghiệp nhưng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doah nghiệp lại chưa được quan tâm nhiều và còn bỏ ngỏ ở nhiều mảng. Nhưng đặc biệt trong bài viết này sẽ đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác Khắc phục- bảo vệ môi trường.

 

Gần[-]1.000[-]tấn[-]hóa[-]chất[-]bảo[-]vệ[-]thực[-]vật[-]hết[-]hạn[-]sử[-]dụng[-]của[-]Công[-]ty[-]CP[-]Nicotex[-]Thanh[-]Thái[-]ở[-]Cẩm[-]thủy-[-]Thanh[-]Hóa[-]chôn[-]xuống[-]lòng[-]đất
Gần 1.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng của Công ty CP Nicotex Thanh Thái ở Cẩm thủy- Thanh Hóa chôn xuống lòng đất
 

Bảo vệ môi trường tự nhiên là một trách nhiệm bắt buộc đối với các doanh nghiệp mà do tính chất hoạt động của mình, có khả năng gây ô nhiễm. Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ này, phải tính toán ngay ở khâu đánh giá tác động môi trường từ lúc hình thành dự án, đồng thời phải nghiêm túc và trung thực thực hiện suốt trong quá trình vận hành nhà máy. Thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải là hoạt động tự thân xuất phát từ ý thức tự giác bên trong của mỗi doanh nghiệp.

Thế nhưng thực tế cho thấy, để giảm chi phí cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại sử dụng nhiều chiêu thức xả bẩn ra môi trường, qua mặt các cơ quan chức năng. Mà một loạt vụ làm gần đây đã chứng minh được ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt trong công tác bảo vệ môi trường ra sao.


Chấn động lớn nhất để người ta bắt đầu để ý đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường còn quá kém phải kể đến vụ Vedan 14 năm âm thầm giết chết dòng sông Thị Vải (2008). Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất lysin, nhà máy bột ngọt, nhà máy sản xuất PGA từ bể bán âm dung tích 6.000-7.000m3 và bồn chứa 15.000m3 để bơm và xả trực tiếp vào sông Thị Vải, trong nước xả thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, song đáng ngại nhất là chất độc cyanure. Như vậy Vedan đã xả chui hơn 100.000 m3 nước thải độc ra sông mỗi tháng.

 

Việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Vedan trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải (nước thải, dịch thải lỏng), không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt và vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Vụ việc đã khiến cho dòng sông Thị Vải vốn là sinh kế của hàng nghìn người dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ven sông chịu thiệt hại nặng nề và không còn đất sống. Sau khi vụ việc vỡ lở, Vedan đã phải nộp 111 tỷ đồng trong tổng số hơn 127 tỷ đồng truy thu phí môi trường phải nộp. Nhưng so với những gì thiệt hại và long tin của công chúng với doanh nghiệp thì số tiền đó có lẽ vẫn chưa là gì.


Hay tình trạng ô nhiễm kim loại nặng nguồn đất, nước và ảnh hưởng đến môi sinh của rất nhiều người dân tại   mỏ sắt Trại Cau và mỏ thiếc Đại Từ (Thái Nguyên). Sự việc được người dân lên tiếng từ rất lâu nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào để cải thiện và người dân vẫn phải sốngchung với ô nhiễm.


Năm 2013, sự cố vỡ hồ chứa bùn thải titan của Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại (ĐTKS-TM) Bình Thuận ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường và làm thiệt hại hàng nghùn ha rau màu của người dân. Bên cạnh đó, những việc lùm xùm xung quanh bùn đỏ ở hai dự án bauxite của Tây Nguyên là Tân Rai và Nhân Cơ Tây cũng khiến báo giới tốn không ít giấy mực, nó được ví là những “quả bom bùn” có sức tàn phá khó lường nếu có sự cố xấu xảy ra cho các hồ chứa bùn trước đó đã bị vỡ Bình Thuận.


Năm 2014, cả nước chấn động với vụ chôn lấp Gần 1.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng của Công ty CP Nicotex Thanh Thái ở Cẩm thủy- Thanh Hóa. Hành vi chôn lấp thuốc BVTV hết hạn sử dụng và các chất nguy hại của Cty CP Nicotex Thanh Thái diễn ra từ năm 1999 đến tháng 4/2009 qua hai thời kỳ do ông Nguyễn Đức Việt và ông Nguyễn Xuân Trường làm giám đốc, mãi cho đến tháng 8/2013 mới phát hiện.

 

Phân[-]bò[-]từ[-]trại[-]chăn[-]nuôi[-]của[-]Công[-]ty[-]CP[-]Chăn[-]nuôi[-]Gia[-]Lai[-],[-]Tập[-]đoàn[-]Hoàng[-]Anh[-]Gia[-]Lai[-]tại[-]xã[-]Thành[-]An,[-]thị[-]xã[-]An[-]Khê[-](Gia[-]Lai)[-][-]gây[-]ô[-]nhiểm[-]nguồn[-]nước

Phân bò từ trại chăn nuôi của Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai , Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại xã Thành An, thị xã An Khê (Gia Lai)  gây ô nhiểm nguồn nước


Gần đây nhất, với hoạt động chăn nuôi hàng ngàn con bò thịt mà không có biện pháp bảo đảm về môi trường, gây ô nhiễm của Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) tại xã Thành An, thị xã An Khê (Gia Lai). Do mưa lớn nên hồ chứa nước thải của trang trại bị vỡ, khiến nước thải chảy tràn ra môi trường, làm ảnh hưởng nặng nề đến một số khu vực xung quanh. Cụ thể, nước mưa chảy tràn kèm theo phân bò của trang trại đã chảy theo thung lũng về hệ thống nước của hồ thủy lợi Hoàng Ân. Phần nước thải còn lại chảy theo đường lô của Dự án kéo dài khoảng 500 m xuống vùng trồng cà phê của một số hộ dân. Bên dưới rẫy cà phê có một số diện tích ruộng lúa của người dân địa phương cũng bị ảnh hưởng năng suất do nước phân bò. Được đánh giá là dự án nuôi bò lớn nhất nhì cả nước, thế nhưng việc thực hiện các công trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án lại chưa lấy đâu được. Đến khi xảy ra sự cố, điều tra ra mới biết dự án cũng chưa được cấp Giấy phép khai thác sử dụng nước ngầm, nước mặt; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Chưa thực hiện giám sát môi trường định kỳ. Các loại chất thải nguy hại như chai lọ, thuốc thú y, kim tiêm thải, dầu mỡ thải… được thu gom nhưng chưa đúng theo quy định.


Đó là nhưng ví dụ nổi cộm lên mà người ta dễ nhớ, nhưng còn hàng nghìn nhưng doanh nghiệp khác “nhỏ nhỏ thôi” nhưng đang từng ngày, từng giờ hủy hoại môi trường bởi sự vô trách nhiệm của mình. Báo chí hàng ngày vẫn đưa tin ô nhiêm trầm trọng tại làng nghề này, cụm công nghiệp kia, cơ sở sản xuất nọ….. Các báo cáo, công văn hàng ngày vẫn trình lên đều đều những con số “đáng buồn” về số lượng các doanh nghiệp cơ sở gây ô nhiễm môi trường.


Những quyết định kiểu như “Đến trước 30/6/2014 hoàn thành xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như Bà Rịa-Vũng Tàu có 27 doanh nghiệp, chi nhánh, hộ kinh doanh sẽ bị xử lý triệt để; Bắc Ninh có 2 doanh nghiệp, cụm công nghiệp; Bình Dương có 12 doanh nghiệp, hộ kinh doanh; Bình Định có 1 khu chế biến thủy sản tập trung; Bình Thuận có 12 trại nuôi gia súc, trang trại; Cà Mau có 7 nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng;  Đắk Nông có 1 nhà máy; Đồng Nai có 18 xí nghiệp, doanh nghiệp, liên doanh; Hải Dương có 3 doanh nghiệp; Long An có 6 xí nghiệp, doanh nghiệp; Thái Nguyên có 3 doanh nghiệp;…cần được xử lý dứt điểm. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, xử lý triệt để 108 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” chỉ là những cơ sở may mắn được tìm ra, còn hàng ngần các cơ sở khác vẫn đang ngấm ngầm hoạt động.  Đó là sự thật đáng buồn cho ta thấy “Trách nhiệm xã hội” của các doanh nghiệp Việt vẫn còn quá kém.


Vì lợi nhuận, vì thiếu kinh phí hay vì 1 lý do nào đó mà hàng ngày các doanh nghiệp vẫn “vô trách nhiệm” với những hậu quả của chính họ gây ra cho môi trường. Bưng bít, sai phạm đến khi vỡ lở thì lại chối bay chối biến, hoặc vung tiền ra bồi thường thiệt hại, biện hộ cho những sai trái của mình, đó không phải là cách để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà chỉ là sự chống đối, gượng ép và vô hình chung làm mất đi uy tín, thương hiệu mà các doanh nghiệp đã dày công xây dựng.

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở đây chính là kinh doanh bền vững, đúng pháp luật và coi trọng lợi ích của mình cũng như lợi ích của mọi người, của môi trường sống. Nghe thì đã quen, nhưng hiểu và thực hiện thế nào cho đúng vẫn luôn là câu chuyện thời sự của chính các doanh nhân. Và các doanh nhiệp Việt cần phải ngồi nhìn lại xem việc thực hiện trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường của mình đã đi đến đâu rồi? Đã thoát ra thành những hành động thực tế chưa hay vẫn chỉ “nằm im trên khẩu hiệu”.

HÀ PHƯƠNG (hanoi@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường vẫn chỉ là khẩu hiệu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI