Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Lãnh đạo các nước sông Mekong thống nhất cần đánh giá toàn diện đầy đủ các rủi ro đối với phát triển
(19:52:50 PM 05/04/2014)
Quang cảnh khai mạc Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mê Công quốc tế- Ảnh: tinmoitruong.vn
TP. HCM, ngày 5 tháng 4 năm 2014 – Lãnh đạo của các chính phủ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã một lần nữa xác nhận cam kết của mình đối với hợp tác Mekong, đảm bảo thực hiện Tuyên bố Hua Hin năm 2010 và các ưu tiên chính đối với Ủy hội Sông Mekong, bao gồm việc nhanh chóng thực hiện các nghiên cứu tổng hợp để có những khuyến nghị xác đáng liên quan đến các định hướng phát triển có sử dụng tài nguyên.
Tuyên bố Hồ Chí Minh đã được thông qua bởi Ngài Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Nguyễn Tấn Dũng, Ngài Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, Ngài Thủ tướng Cộng Hòa Nhân dân Lào – Thongsing Thammavong, và Ngài bí thư thường trực Bộ Ngoại Giao Vương quốc Thái Lan – Sihasak Phuangketkeow. Trong số các kết luận, tất cả các nhà lãnh đạo đều khẳng định Nghiên cứu của Hội đồng Uỷ hội sông Mê Công quốc tế về “Phát triển và Quản lý bền vững sông Mekong bao gồm những tác động của các công trình thủy điện dòng chính” và nghiên cứu về Đồng bằng sông Cửu Long do Việt Nam đề xuất sẽ là nền tảng cho những hiểu biết sâu hơn về những nguy cơ tiềm ẩn và các lợi ích của các công trình phát triển.
Kết thúc Hội nghị cấp cao lần thứ 2, các nhà lãnh đạo cũng đặt ra ưu tiên cho Ủy hội Sông Mekong là xác định các cơ hội và thách thức trong khu vực trong 10 năm tới, bao gồm áp lực gia tăng dân số, nhu cầu tăng cao về nước, lương thực và năng lượng và biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của Hội đồng về Quản lí và Phát triển bền vững sông Mekong, bao gồm các tác động của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong được Hội đồng MRC đề xuất với sự tham gia của của các Bộ trưởng phụ trách về Nước và Môi trường tại cuộc họp hằng năm vào tháng 12/2011. Nghiên cứu của Hội đồng nhằm mục đích cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn về các tác động xuyên biên giới tiềm tàng do việc phát triển trên dòng chính.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại Hội nghị: “Để xác định các thách thức này, nỗ lực từ các quốc gia riêng lẻ là không đủ. Chúng ta cần tăng cường hợp tác vùng, đặc biệt là giữa các nước ven sông, cả ở đầu nguồn và cuối nguồn thông qua các cơ chế đa phương và tiểu vùng như MRC. Có thể nói chưa bao giờ Lưu vực sông Mekong đứng trước nhiều thách thức như hiện nay. Nhu cầu gia tăng về tài nguyên cho các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có nhu cầu năng lượng và lương thực đã tạo nên áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan và môi trường sinh thái trong lưu vực sông”.
MRC sẽ tập trung Phòng tránh, giảm thiểu và giảm nhẹ các rủi ro đối với hệ sinh thái sông, an ninh lương thực, sinh kế và chất lượng nước do gia tăng hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợicũng như thuỷ điện, giao thông thủy và các hoạt động phát triển khác trong lưu vực.
Bản Tuyên bố ghi nhận các thành tựu đạt được kể từ Hội nghị Hua Hin lần 1 năm 2010 và tái khẳng định các nước thành viên cần làm việc thông qua các cơ chế có sẵn của MRC để giải quyết vấn đề nguồn nước chung.
Ông Hans Guttman, Giám đốc điều hành Ban Thư kí Ủy Hội MRC cho biết: “Vai trò của MRC cần được đánh giá trên những nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế và kết quả của những hợp tác quốc tế đó đối với những chuyển biến tích cực cho xã hội, môi trường và phát triển kinh tế.”
Các nhà lãnh đạo cũng ưu tiên cho các nỗ lực dài hạn nhằm để giảm các rủi ro về lũ và hạn hán và tác động của nước biển dâng với lưu vực sông Mekong.
Để chống lại các tác động của thiên tai, các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh: các nước nhận thấy biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục làm thay đổi chế độ thủy văn của lưu vực và hậu quả là sẽ ảnh hưởng đến sinh kế và kinh tế trong vùng.
MRC sẽ tìm kiếm và xác định hướng đi cụ thể, xác định các cơ hội và thách thức cho kế hoạch chiến lược nhằm phối hợp chặt chẽ không chỉ với các đối tác phát triển mà còn với tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các tổ chức xã hội dân sự.
Lãnh đạo các chính phủ tái khẳng định quyết tâm chính trị trong việc thực hiện Hiệp định Mekong và cam kết tăng cường mối quan hệ hợp tác của MRC với các đối tác đối thoại là Trung Quốc và Myanmar và các đối tác phát triển.
Hội nghị cấp cao lần thứ 2 với sự tham gia của Thủ tướng và đại diện cấp cao của các nước thành viên MRC Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam và phái đoàn của Myanmar và Trung Quốc cùng với các nhà lãnh đạo trong khu vực, chuyên gia về Nước và các nhà ngoại giao đã giải quyết những vấn đề được nhấn mạnh liên quan đến Sông Mekong và tài nguyên của con sông và vách ra định hướng và chính sách chiến lược cho MRC.
Tóm tắt "Tuyên bố Hồ Chí Minh"
Chủ đề: An Ninh Nước, Năng lượng và Lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong lưu vực sông Mekong,
Ngày 5/4/2014
Lãnh đạo chính phủ các nước thành viên MRC đã khảng định tầm quan trọng việc sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trên lưu vực sông Mekong và quyết tâm chính trị nhằm thực hiện Hiệp định Mekong 1995 và ghi nhận những thành tựu đạt được từ Hội nghị cấp cao lần thứ 1. Tuyên bố nhấn mạnh những vấn đề sau đây:
Các cơ hội và thách thức của khu vực trong thập kỉ tới: bao gồm: tăng trưởng dân số, nhu cầu về sử dụng nước, năng lượng và lương thực tăng và biến đổi khí hậu. Những yếu tố này sẽ là gánh nặng đối với tài nguyên của vùng Mekong. Các cơ hội hợp tác mới với các sáng kiến quốc tế và khu vực cần được thử nghiệm để giải quyết những thách thức này.
Các hành động ưu tiên: bao gồm triển khai nghiên cứu của Hội đồng MRC về Quản lí bền vững và phát triển trên lưu vực sông Mekong, bao gồm các tác động đến dòng chính của đập thủy điện và nghiên cứu về Đồng bằng Sông cửu long theo đề xuất của Việt Nam, các nỗ lực nhiều hơn trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai do hạn hán và lũ lụt, kiểm tra và duy trì chất lượng nước và phòng chống và giảm thiểu các rủi ro đến hệ sinh thái sông, an ninh lương thực và sinh kết, tăng cường thực hiện cac Thủ tục của MRC, mở rộng hợp tác với các Đối tác đối thoại và phát triển.
Định hướng tiếp theo: Cam kết tăng cường vai trò của MRC trong quản lí tổng hợp tài nguyên nước và hỗ trợ các quy trình để sử dụng bền vững và đảm bảo an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong khu vực. Tăng cường và đẩy mạnh quan hệ hợp tác của Uỷ hội với các Đối tác Đối thoại, các Đối tác Phát triển, các sáng kiến vùng và quốc tế, các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác; kêu gọi sự ủng hộ và hỗ trợ cho Uỷ hội và các Quốc gia thành viên trong thực hiện các dự án và nghiên cứu về phát triển bền vững ở Lưu vực sông Mê Công. Ủng hộ Uỷ hội sông Mê Công quốc tế tiếp tục chuẩn bị phân cấp các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông, nhằm hướng tới tự chủ hoàn toàn về tài chính vào năm 2030 và tiếp tục nâng cao năng lực cho các Quốc gia thành viên.
Ban Thư kí MRC hỗ trợ về chuyên môn, tư vấn và quản lí cho các nước thành viên. Hỗ trợ các cuộc họp cấp vùng của các nước thành viên và tư vấn về những kế hoạch chung, điều phối và hợp tác. Ban Thư kí phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Sông Mekong đặt tại bốn nước và các cơ quan ban ngành liên quan.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Lãnh đạo các nước sông Mekong thống nhất cần đánh giá toàn diện đầy đủ các rủi ro đối với phát triển
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh