»

Thứ năm, 31/10/2024, 10:25:08 AM (GMT+7)

Đắk Nông: Phát hiện và bắt giữ 2 vụ kinh doanh thịt thú rừng trái phép

(16:01:18 PM 28/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Nhận được tin báo của quần chúng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tiến hành kiểm tra hộ gia đình ông Nguyễn Văn Toàn, cư ngụ tại thôn 9B, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông và nhà hàng ăn uống do ông Doãn Hữu Đại làm chủ, tại địa chỉ tổ dân phố 11, thị trấn ĐắkMil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Đắk[-]Nông:[-]Phát[-]hiện[-]và[-]bắt[-]giữ[-]2[-]vụ[-]kinh[-]doanh[-]thịt[-]thú[-]rừng[-]trái[-]phép


Qua kiểm tra, phát hiện tại 02 địa chỉ trên phát hiện khối lượng 68,4 kg thịt rừng và 05 cá thể động vật rừng còn sống. Trong đó, hộ gia đình ông Toàn tàng trữ thịt heo rừng, thịt sóc với khối lượng 31,5kg. Theo lời khai ban đầu ông Nguyễn Văn Toàn mua được số thịt rừng trên của một người đi qua đường, không biết họ từ đâu đến và mua về trữ tại tiệm tạp hóa của gia đình, với mục đích bán dần cho người mua có nhu cầu thịt thú rừng.


Tại nhà hàng ăn uống của ông Doãn Hữu Đại phát hiện có khoảng 36,9kg thịt động vật rừng (heo rừng, nhím, chồn, sóc....) và 05 cá thể thú rừng còn sống gồm dúi, thỏ rừng và gà rừng. Ông Đại cho biết, ông mua được của người dân và không không xuất trình được các giấy tờ liên quan, chứng minh nguồn gốc sản phẩm. Trong giấy phép kinh doanh của nhà hàng ông Đại cũng không có mục nào cho phép kinh doanh thịt thú rừng, đồng thời cửa hàng đã ký cam kết không mua, bán, giết, mổ sử dụng trái phép động vật hoang dã với Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Mil.

 

Đắk[-]Nông:[-]Phát[-]hiện[-]và[-]bắt[-]giữ[-]2[-]vụ[-]kinh[-]doanh[-]thịt[-]thú[-]rừng[-]trái[-]phép


Hành vi của ông Toàn, ông Đại đã vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm Đắk Mil đã tiến hành lập biên bản tạm giữ số thịt thú rừng trên và đang tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.


Hành vi của ông Đại và ông Toàn khi kinh doanh thịt thú rừng không rõ nguồn gốc sẽ khiến nguy cơ về dịch bệnh có cơ hội lan truyền sang những vị khách hàng cố tình ăn thịt thú rừng, bất chấp hậu quả liên quan đến sức khỏe của mình.

Theo các chuyên gia y tế, thịt thú rừng ăn vừa đắt, vừa không bảo đảm vệ sinh vì nhiều loại thú rừng còn bị ngâm bằng thuốc độc, rất nguy hiểm. Mỗi chuyến đi săn thú rừng thường kéo dài nhiều ngày nên việc các thợ săn dùng các loại hóa chất như phoocmôn hoặc Ure để giữ cho thịt thú rừng được tươi ngon là khó tránh khỏi. Loại phoocmôn hay Ure này rất có hại cho sức khỏe của những người sử dụng thịt thú rừng, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Nông: Phát hiện và bắt giữ 2 vụ kinh doanh thịt thú rừng trái phép

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI