Cộng đồng » Biếm họa môi trường
Trên cả... "thảm họa"!
(09:11:31 AM 10/07/2013)
Toàn bộ "bài hát" (tạm gọi vậy dù nó không thể đủ đẳng cấp để được gọi như thế) sặc mùi kích động bạo lực với những câu chữ: Đế giày in vào mặt ép máu mày phun ra… Đánh nó để nó nhớ mặt tao… Phải đánh cho nó chừa đi, bỏ thói bố láo. Đánh nó đi, đừng cho nó quay lại, đừng chọc vào tao...
Người hát gào lên và kích động cả đám đông đồng thanh hô nhiều lần: "Đánh nó đi".
Chưa hết, tác giả này còn một "bài hát" nữa - Đêm tàn - cũng gây sốc không kém với những ca từ: Tao hỏi "hàng em đâu?". Em ấy nói đây nè. Đưa đây để cho anh tựa đầu... Các em gái cởi bớt đồ nhanh, các em không phải che hết. Không thích thì đi, thích thì đến... Quậy thật đã sống đời hoang dã…
Rapper Wowy trình diễn trong chương trình Art work is work - Lễ hội Âm nhạc ASEAN - Hà Nội - Việt Nam.
(Ảnh cắt từ clip trên YouTube)
Đây không phải là nhạc "chế", nhạc "nhảm" mà người ta thường nghe hát ở bến xe, góc chợ qua những băng đĩa lậu, cũng không phải tác giả tự làm video clip đưa lên YouTube để quảng cáo chính mình. Nó lại xuất hiện đường đường chính chính trong chương trình Art work is work - Lễ hội Âm nhạc ASEAN - Hà Nội - Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5-2013, giữa đám đông có rất nhiều người trẻ hưởng ứng, cổ vũ nồng nhiệt.
Trong chương trình này còn có những ca khúc trên cả... "thảm họa". Điển hình là Đi bụi, với những lời lẽ tục tĩu, sặc mùi giang hồ: Chạy theo em này, em kia, em nào đẹp nhất. Thằng nào bố láo giành giật với tao, tao cũng chơi tất, xơi tất… Vô đây uống với tao trăm phần trăm nha thằng chó...
Không biết chương trình nêu trên quy mô ra sao, có được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật của Hà Nội cấp phép, kiểm duyệt hay không mà lại có những thứ "rác rưởi" này ngang nhiên làm mưa làm gió giữa nơi công cộng?
Báo chí liên tục lên tiếng báo động về lối sống thác loạn của một bộ phận giới trẻ, về tình trạng bạo lực trong xã hội, vậy những "ca khúc" bệnh hoạn này được phép trình diễn công khai như thế vì mục đích gì?
Tôi cũng thật sự tiếc cho Wowy! Một lần, tôi đã được xem rapper này nói chuyện về nhạc underground trên HTV. Trong chương trình này, Wowy đã cho thấy anh là một nhạc sĩ underground có tìm tòi và cá tính, không hiểu vì lý do gì bỗng nhiên lại "chuyển hướng"?
Âm nhạc cũng như bất kỳ loại nghệ thuật nào cũng có 5 chức năng cơ bản: Giáo dục tình cảm xã hội, nhận thức, thẩm mỹ, thông tin giao tiếp, cuối cùng mới là chức năng giải trí. Với những loại âm nhạc như trên thì nó mang được những chức năng gì?
Tuy rằng âm nhạc là sự biểu hiện cá nhân, tự do nhưng lại mang tính xã hội rất rộng lớn vì nó có tính động viên, cổ vũ, lây lan. Với những thứ âm nhạc độc hại mạo danh nghệ thuật như vậy mà cơ quan quản lý nhà nước không có biện pháp xử lý thì sự lây lan của nó sẽ làm cho giới trẻ ngày nay lệch lạc về nhận thức lối sống, méo mó nhân cách.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
- "Đặc sản" mùa hạn hán ở miền Tây
- Lập đàn cầu mưa - cạnh tranh không lành mạnh
- Linh vật rồng bắt đầu lên sóng
- Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được
- Lời hứa trả nợ vào 30 Tết dài gần một thập kỷ
- Mối tình tay ba trên vỉa hè
- Táo quân đấu giá biển số đẹp bất thành
- Căng thẳng chuyện lương thưởng tháng 13
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.