Cộng đồng » Biếm họa môi trường
"Nổi sóng" vì diễn viên kinh kịch chụp ảnh khỏa thân 
(21:24:27 PM 31/10/2012)
Những bức hình này được chụp năm 1996 bởi một nhiếp ảnh gia Trung Quốc có tên là Liu Zheng. Khi mới xuất hiện, những bức hình này đã gây xôn xao dư luận, lúc đó, tác giả đã giải thích rằng anh chụp những bức hình này để minh hoạ cho cách nhìn nhận của mình về người Trung Quốc.
Gần đây, những bức ảnh này một lần nữa lại xuất hiện trở lại trên các trang mạng xã hội và gây ra những cuộc tranh cãi mới khi ranh giới giữa nghệ thuật và khiêu dâm lại bị thử thách một lần nữa. Cuối tháng 9 vừa qua, người dân Trung Quốc đã bị một phen điêu đứng khi các người đẹp tại một cuộc thi nhan sắc của nước này mặc bikini để biểu diễn… Kinh kịch.
Nhiếp ảnh gia họ Liu chia sẻ: “Những bức ảnh này ban đầu nằm trong bộ ảnh có tên Tam Giới (Ba thế giới) với mục đích khắc hoạ ba thế giới tồn tại trong tâm thức của người Trung Quốc: Thiên đàng, Trần gian và Địa ngục”.'
Những bức ảnh này nhanh chóng trở thành tâm điểm bàn luận trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc với hai luồng ý kiến chủ đạo.
Trang Global Times trích dẫn hai ý kiến điển hình của hai luồng dư luận đang tồn tại:
“Khoả thân khi biểu diễn Kinh kịch rồi gọi đó là nghệ thuật là hạ thấp giá trị văn hoá của người Trung Quốc. Người ta sẽ biện bạch rằng cơ thể con người là đỉnh cao của cái đẹp, của nghệ thuật, vậy tại sao không thể đưa nó vào biểu diễn Kinh kịch nhưng việc để lộ cơ thể ra như một cách phô bày… “nghệ thuật” có nguồn gốc từ văn hoá phương Tây, một nền văn hoá rất khác với văn hoá Trung Quốc. Kinh kịch là quốc hồn quốc tuý, chứa đựng vẻ đẹp văn hoá thẩm mỹ của người dân Trung Quốc, nó có trang phục, thiết kế, động tác đặc trưng. Cố tình đưa khoả thân vào Kinh kịch chỉ là một cách phá hoại thẩm mỹ của môn nghệ thuật này.”
Luồng ý kiến phê phán bộ ảnh có số lượng áp đảo, tuy vậy, cũng có những bình luận bênh vực cho góc nhìn nghệ thuật trong Tam Giới: “Mỗi người đều có cách nhìn nhận khác nhau về nghệ thuật. Chúng ta cần cởi mở hơn, không nên phê phán vội vàng những hiện tượng mới xuất hiện. Thế giới này ngày càng có nhiều những con người đa văn hoá, chúng ta cần có tư duy cởi mở để có thể chấp nhận sự đa dạng văn hoá đó. Không nên bó hẹp một bộ môn nghệ thuật, hãy để nó phát triển đa dạng, nếu không cả khán giả lẫn thời gian sẽ bỏ quên nó.”
Những bức ảnh đang gây xôn xao cư dân mạng Trung Quốc:
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
-
"Đặc sản" mùa hạn hán ở miền Tây
-
Lập đàn cầu mưa - cạnh tranh không lành mạnh
-
Linh vật rồng bắt đầu lên sóng
-
Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được
-
Lời hứa trả nợ vào 30 Tết dài gần một thập kỷ
-
Mối tình tay ba trên vỉa hè
-
Táo quân đấu giá biển số đẹp bất thành
-
Căng thẳng chuyện lương thưởng tháng 13
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)