Cộng đồng » Biếm họa môi trường
Khai mạc triển lãm tranh biếm họa về biến đổi khí hậu
(18:48:29 PM 29/09/2015)Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, bà Camilla Mellander
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, bà Camilla Mellander nhấn mạnh: Trong các tác phẩm sự châm biếm và hài hước được pha trộn tạo nên một cách nhìn mới, thái độ có trách nhiệm hơn đối với vấn đề niến đổi khí hậu này. Tất cả mọi công dân trên hành tinh đều cần chia sẻ trách nhiệm để giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, một ngôi nhà duy nhất và chỉ có một, đó chính là Trái đất.
Triển lãm này nằm trong khuôn khổ Dự án Đối mặt với tương lai – bền vững của Thụy Điển. Thời gian qua, Viện Thụy Điển đã tổ chức tổ chức triển lãm “Đối mặt với biến đổi khí hậu” tại 27 quốc gia khác nhau với sự tham gia nòng cốt của các họa sĩ Magnus Bard, Helena Lindholm và Riber Hansson và đã đón 150.000 người tới tham quan.
Ở Việt Nam, triển lãm có sự góp mặt của 10 họa sĩ, trong đó có 5 họa sĩ Việt Nam. Đó là: Ngô Đức Trí, Mai Thảo Ngân (Bít Tất Biết Tất), Đào Quang Huy, Phạm Duy Đăng (Mớ), Nguyễn Ngọc Thiên Kim, cùng với các nghệ sỹ Magnus Bard, Riber Hansson, Helena Lindholm, Love Antell và Karin Sunvisson. Với mong muốn truyền bá thông điệp về môi trường, các bức tranh tại Triển lãm được thể hiện độc đáo, dễ nhớ nhưng lại mang thông điệp mạng mẽ hướng tới mọi người dân, đặc biệt là giới trẻ, giúp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những hậu quả do nó gây ra, vì chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động đúng sẽ góp phần vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.
Triển lãm trưng bày 27 bức tranh phản ánh một cách hóm hỉnh các vấn đề khí hậu và cũng là những lời cảnh báo trước thực trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu.
Bà Nguyễn Phương Hòa, Phó Cục trưởng, Cục Hợp tác Quốc tế , Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, việc nâng cao hiểu biết về vấn đề quan trọng này là hết sức cần thiết, đặc biệt qua các góc nhìn văn hóa và ứng dụng các hình thức truyền thông mới.
“Tôi tin rằng biến đổi khí hậu đang là vấn đề nổi lên đòi hỏi cả việc tiếp tục nâng cao nhận thức và đồng lòng trong các hành động quyết liệt. Tôi thực sự hoan nghênh triển lãm lần này trong việc cung cấp một góc nhìn mới cho công chúng Hà Nội. Việc sử dụng các nét vẽ biếm họa, đời thường có thể thu hút sự chú ý của người xem đối với một vấn đề có thể không hề dễ hiểu lúc ban đầu và khá kỹ thuật”, bà Nguyễn Phương Hòa nói.
Họa sỹ minh họa nổi tiếng Thụy Điển Magnus Bard, người đã dành nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực thiết kế và đồ họa chia sẻ: “Tôi muốn làm cho độc giả suy nghĩ với những ý tưởng trong minh họa của mình,chứ không phải để họ chạy biến đi mất vì sợ hãi. Tôi muốn giúp chuyển tải đến độc giả những câu chuyện giấu mặt như biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu và làm cho chúng trở nên thú vị hơn”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
-
"Đặc sản" mùa hạn hán ở miền Tây
-
Lập đàn cầu mưa - cạnh tranh không lành mạnh
-
Linh vật rồng bắt đầu lên sóng
-
Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được
-
Lời hứa trả nợ vào 30 Tết dài gần một thập kỷ
-
Mối tình tay ba trên vỉa hè
-
Táo quân đấu giá biển số đẹp bất thành
-
Căng thẳng chuyện lương thưởng tháng 13
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)