Cộng đồng » Biếm họa môi trường
Cuộc sống của những nữ DJ nóng bỏng trong quán cà phê ở Sài Gòn 
(11:50:40 AM 30/06/2014)
DJ (Disc Jockey) là người chuyên lựa chọn và phát những bài nhạc; còn dân chơi gọi DJ là người chỉnh nhạc hay chơi nhạc mix (pha trộn) sao cho tiết tấu mạnh mẽ, vui nhộn.
Nghề này chi phí rất đắt đỏ, người chơi thực thụ phải sắm CD, máy chỉnh nhạc lên tới vài nghìn USD là chuyện bình thường. Hình ảnh các tay DJ ăn mặc đẹp, đội nón, nhún nhảy trước hàng trăm khán giả là sức hút, nhất là đối với những cô giá trẻ.
DJ chơi nhạc, dàn tiếp viên nhún nhảy trong quán cà phê.
Để tiếp cận các nữ DJ, chúng tôi được giới thiệu tới quán cà phê M. (trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM). Vì là "sinh sau, đẻ muộn" nên quán này thu hút khách bằng cách chơi nhạc ầm ĩ. DJ Trang Đài đánh nhạc trưa thứ bảy và chủ nhật từ 14h, tối từ 19h30.
Một DJ khác có tên là Bin "bé bỏng" chơi nhạc từ 20h45 trở đi. Các nữ DJ này ăn mặc mát mẻ, càng thiếu vải càng tốt. Phía dưới hàng trăm thanh niên đang chăm chú từng động tác của DJ nóng bỏng.
Rời cà phê Mây, chúng tôi tới quán cà phê T.V (đường Võ Văn Tần, quận 3). Quán này có “thương hiệu” hơn chục năm ở thành phố vì độ chơi trội. Từ 12h trưa, DJ Mỹ Anh (20 tuổi) xuất hiện, cô diện bộ váy bó sát người, chỉnh nhạc liên tục để các vũ nữ nhảy múa trên sân khấu. Khi đến cao trào, khán phòng như muốn vỡ tung. Vì quá hưng phấn, Mỹ Anh nhún nhảy đến... lộ ngực.
Theo đường Trương Định, hướng về quận Tân Bình đến ngã tư Trần Quang Diệu - Hoàng Sa, người đi đường bỗng giật mình khi nghe âm thanh chát chúa phát ra từ 2 quán cà phê cạnh nhau. Dù là ban ngày nhưng tại đây vẫn tổ chức cho các DJ chỉnh nhạc. Các cô DJ ở đây mặc váy ôm sát cơ thể, khoe ra những chỗ cần khoe, trắng ngần.
Các thực khách đến đây thưởng thức cà phê thì ít mà dán mắt vào thân hình bốc lửa của các DJ thì nhiều. Theo nhiều dân chơi, muốn sở hữu các cô DJ này không khó. Nhiều quý ông lắm tiền sau vài lần bo sộp đã "bắt cóc" các em sau giờ diễn ở quán.
Phần lớn các nữ DJ ăn mặc mát mẻ để câu khách.
"Tôi phải mua laptop, cung phụng cho H. học nghề, mua sắm quần áo, tốn khoảng vài chục triệu đồng. Lúc đầu người đẹp bố trí cuộc hẹn có chừng mực, nhưng rồi trước cạm bẫy tình tiền thì không thể giữ mình được lâu", Vũ (35 tuổi, một dân chơi quận Tân Bình) khoe chiến tích.
So với DJ trong quán cà phê thì DJ vũ trường đẳng cấp hơn, lương và tiền bo nhiều hơn. Dân chơi Sài thành ai cũng biết hai vũ trường nổi tiếng tại quận 1 là P.Đ và Gos. Một cái dành cho giới nhà giàu, doanh nhân thành đạt. Cái còn lại cho tay chơi trẻ “bay đêm”.
Ở đây, vào đêm tối dưới ánh sáng đèn màu cũng xuất hiện DJ nữ với những bản nhạc sôi động. Hầu hết DJ đều có nghệ danh, tên càng "kêu" thì càng đắt sô.
Thường xuyên chơi nhạc cho một vũ trường tại quận 1, DJ Thu Thanh (có nick là Spring) chia sẻ: "Chơi nhạc ầm ĩ ở vũ trường rất độc hại. Khi hết giờ, em về nhà thì thân hình rã rời". Theo lời cô gái này, khi đang bay bổng cùng các điệu nhạc, khách nhảy luôn mời DJ nốc rượu mạnh, thuốc lá thậm chí là cắn thuốc lắc, hút bồ đà, shisha. Nếu không chiều khách thì khó lòng nhận được tiền bo sộp.
DJ Thu Thanh cho biết mỗi tháng cô kiếm được 30 triệu đồng.
Ngoài ra, khách quen còn mời Thanh về nhà chơi nhạc và… cắn thuốc lắc. "Nếu đi theo họ sẽ được cho tiền rất hậu hĩnh nhưng nghĩ tới cảnh thác loạn, quan hệ bầy đàn lúc mất kiểm soát, tôi lại từ chối", Thanh nói. Cô gái này 25 tuổi, quê huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Mê DJ, cô lên Sài Gòn học nghề. Hiện mỗi tháng, Thanh kiếm được 20 - 30 triệu đồng.
Khác với Thanh, DJ Kiều Trang (ngụ quận 7) mà tôi gặp sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề khi hành nghề này. Bị bạn bè rủ rê, “đô” thuốc lắc của cô tăng từ 1 lên 2 viên. Lúc nào trong túi cô cũng có thuốc.
Cứ thế, Trang nghiện khi nào không rõ và phải “cắn” thuốc và tấp rượu mạnh mới chơi nhạc mới bốc lửa. Vì nghiện thuốc nên sức khỏe cô giảm sút nhưng vẫn phải cố thức cả đêm vì không chơi nhạc thì không biết làm gì ra tiền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
-
"Đặc sản" mùa hạn hán ở miền Tây
-
Lập đàn cầu mưa - cạnh tranh không lành mạnh
-
Linh vật rồng bắt đầu lên sóng
-
Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được
-
Lời hứa trả nợ vào 30 Tết dài gần một thập kỷ
-
Mối tình tay ba trên vỉa hè
-
Táo quân đấu giá biển số đẹp bất thành
-
Căng thẳng chuyện lương thưởng tháng 13
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)