»

Thứ bảy, 18/01/2025, 06:47:06 AM (GMT+7)

Tương lai Covid-19 thành bệnh thông thường

(16:08:10 PM 13/09/2021)
(Tin Môi Trường) - Covid-19 khó bị sổ, nhưng có thể trở thành loại bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm khi con người sử dụng hiệu quả vũ khí tiêm chủng.
Hơn 20 tháng kể từ khi Covid-19 khởi phát, người dân khắp thế giới đang phải thay đổi cách nghĩ về căn bệnh mà nhiều quan chức y tế từng tin rằng họ có thể chế ngự, với sự xuất hiện của biến chủng Delta siêu lây nhiễm khiến virus gần như không thể xóa sổ hoàn toàn.
 
Số ca nhiễm nCoV toàn cầu tăng mạnh, ngay cả với những quốc gia từng dập dịch thành công bằng chiến lược "không Covid" như Australia. Tại Mỹ, virus hiện chủ yếu tấn công những người chưa được tiêm chủng Covid-19, khiến số ca nhập viện và tử vong ở nhiều nơi bị đẩy lên những mức kỷ lục mới.
 
"Virus này sẽ không bao giờ buông tha chúng ta", Catherine O'Neal, giám đốc y tế bệnh viện Our Lady of the Lake tại thành phố Baton Rouge, bang Louisiana, cho hay. Bệnh viện này đang phải trải qua đợt bùng phát lớn chưa từng có kể từ khi đại dịch bắt đầu.
 
Giới khoa học đang cố gắng giải đáp câu hỏi rằng những biến chủng mới của nCoV trong tương lai sẽ có xu hướng chết chóc hơn hay dễ lây lan hơn, cũng như liệu đại dịch sẽ kết thúc như thế nào. Tuy nhiên, viễn cảnh tươi sáng nhất không phải là xóa sổ virus.
 
Tương[-]lai[-]Covid-19[-]thành[-]bệnh[-]thông[-]thường
Tiêm vaccine Covid-19 lưu động tại TP Thủ Đức, ngày 1/8. Ảnh: Quỳnh Trần
 
Thay vào đó, nhiều người dự đoán Covid-19 sẽ trở thành một căn bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm, không còn gây ra hàng loạt ca nhập viện và tử vong, đồng thời mọi người có thể sẽ phải tiêm chủng thường xuyên để duy trì khả năng miễn dịch với virus.
 
Mặc dù vậy, thời điểm Covid-19 trở thành một loại bệnh thông thường, hoặc thậm chí trạng thái này có được thiết lập ổn định hay không, phụ thuộc vào tốc độ và số lượng người được tiêm chủng, theo Adolfo Garcia-Sastre, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu và Các mầm bệnh Mới nổi thuộc Trường Y Icahn ở New York, Mỹ.
 
Roberto Burioni, nhà virus học tại Đại học Vita-Salute San Raffaele ở Milan, Italy, cảnh báo tốc độ triển khai vaccine chậm đang đặt ra mối đe dọa lớn với thế giới, bởi nguy cơ xuất hiện những biến chủng nCoV mới. "Chúng ta nên cung cấp các vaccine hiệu quả ở mức giá hợp lý cho tất cả mọi người", Burioni kêu gọi.
 
Việc tiêm chủng cho toàn thế giới dường như vẫn là một hành trình dài. Mới khoảng 2,3 tỷ trong số 7,8 tỷ dân toàn cầu được tiêm chủng đầy đủ, theo số liệu gần đây từ dự án Our World in Data của Đại học Oxford. Một số nhà dịch tễ học ước tính khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới từng nhiễm nCoV.
 
Angela Rasmusse, nhà virus học tại Tổ chức Vaccine và Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Saskatchewan ở Canada, cho biết nguy cơ nhiễm virus đối với những người chưa tiêm đang gia tăng, khi ngày càng nhiều người được tiêm chủng và virus tìm kiếm những mục tiêu dễ bị tấn công hơn.
 
"Nhiều người rồi sẽ bị nhiễm theo cách này hay cách khác", Rasmusse cho hay, nói thêm rằng tiêm chủng là biện pháp an toàn hơn để tránh những tổn hại hoặc tử vong vì Covid-19, cũng như nguy cơ xuất hiện biến chủng mới, khiến hệ thống y tế và nền kinh tế thêm nhiều gánh nặng.
 
Tiêm chủng đã chứng minh hiệu quả giúp hạn chế số ca nhập viện và tử vong. Tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những người chưa tiêm vaccine Covid-19 nguy cơ nhập viện cao gấp 10 lần và tử vong cao gấp 11 lần so với những người đã tiêm, theo dữ liệu mà cơ quan đã xem xét.
 
"Càng nhiều người được tiêm vaccine thì càng ít vấn đề sẽ xảy ra hơn", Garcia-Sastre, một chuyên gia về bệnh cúm, đánh giá.
 
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9/9 tuyên bố sử dụng quyền lực liên bang để yêu cầu các doanh nghiệp trên 100 nhân viên tiêm vaccine Covid-19 cho toàn bộ người lao động, hoặc tiến hành xét nghiệm nCoV hàng tuần. Quy định này có thể ảnh hưởng tới 80 triệu người.
 
Kế hoạch của Biden cũng đòi hỏi tất cả viên chức và nhà thầu chính phủ, cùng khoảng 17 triệu nhân viên y tế tại các cơ sở nhận tài trợ từ chương trình Medicare hoặc Medicaid, phải tiêm vaccine Covid-19. Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Biden nhằm nâng tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc.
 
Garcia-Sastre nhận định Covid-19 trong tương lai có thể bớt chết chóc hơn so với bệnh cúm, căn bệnh khiến nửa triệu người trên toàn cầu thiệt mạng mỗi năm, bởi những vaccine Covid-19 được sử dụng rộng rãi nhất được đánh giá tốt hơn vaccine cúm. Tuy nhiên, Covid-19 có thể vẫn nghiêm trọng với những người có hệ miễn dịch yếu hơn, như người cao tuổi hoặc bị suy giảm miễn dịch.
 
Lý do khiến nhiều nhà khoa học tin rằng Covid-19 cuối cùng sẽ trở thành căn bệnh tương tự cảm lạnh hay cúm là có tới 4 chủng virus corona khác đã gây cảm lạnh thông thường ở người. Họ suy đoán 4 virus này có thể từng gây ra những bệnh nặng hơn, dù không chắc chắn. Stanley Perlman, nhà nghiên cứu virus corona tại Đại học Iowa của Mỹ, cho biết các virus này đã bắt đầu lây lan từ rất lâu nhưng giới khoa học không biết chúng tiến hóa như thế nào.
 
Thêm vào đó, mặc dù nCoV vẫn tiếp tục biến đổi, sản sinh ra những biến chủng mới được theo dõi chặt chẽ, Eric Topol, giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps tại bang California của Mỹ, cho rằng Delta là biến chủng mạnh đến mức sẽ khó có chủng mới nào lấn át được.
 
Một số nhà khoa học vẫn lo ngại về khả năng xuất hiện biến chủng xuyên thủng được lớp bảo vệ của các vaccine hiện nay. Tuy nhiên, tiến sĩ Burioni cho hay nếu virus tiến hóa đến mức đó, nó có khả năng sẽ trở nên ít lây nhiễm hoặc chết chóc hơn, khi vật chủ của nó tử vong quá nhanh chóng trước khi kịp lây lan mầm bệnh cho người khác. "Có thể virus sẽ phải trả giá", ông dự đoán.
 
Tình huống này từng xảy ra với virus HIV vào những năm 1990. Virus này đã đột biến theo cách giúp nó chống lại được một loại thuốc kháng virus. Tuy nhiên, giới khoa học phát hiện khả năng tự sao chép của nó đã chậm lại đáng kể, Burioni cho biết.
 
Nhưng ngay cả khi nCoV không đột biến để né tránh các vaccine hiện nay, sự tiến hóa dần dần của nó có thể làm xói mòn khả năng miễn dịch theo thời gian, khiến mọi người bị tái nhiễm và cần những liều vaccine tăng cường, nhà virus học Jesse Bloom tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Mỹ cho hay, nói thêm rằng khả năng miễn dịch của con người với những chủng virus corona khác gây cảm lạnh thông thường suy giảm sau mỗi 3-5 năm.
 
Một số người khác tin rằng virus cuối cùng sẽ ổn định và chỉ thay đổi nhẹ sau đó. Mặc dù vậy, trong 2-3 năm tới, nhiều biến chủng mới sẽ xuất hiện và giới chức sẽ phải chạy đua để tiêm liều vaccine tăng cường, nhà dịch tễ học Salim Abdool Karim, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS ở Nam Phi, cảnh báo.
 
"Chúng ta sẽ phải chơi trò mèo đuổi chuột với virus", ông dự đoán.
Ánh Ngọc (Theo WSJ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tương lai Covid-19 thành bệnh thông thường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI