Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Triệt phá 9.000 website, tịch thu 9,8 triệu loại thuốc giả
(15:36:45 PM 29/06/2013)Chiến dịch triệt phá tội phạm lừa đảo qua các website bán thuốc trên mạng có sự tham gia của nhiều cơ quan tổ chức gồm Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol), Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Europol, Tổ chức Hải quan thế giới, Viện An ninh dược phẩm, phối hợp cùng các đơn vị thanh toán trực tuyến như Visa, Mastercard, Paypal và Legitscript. Chiến dịch mang tên Operation Pangea IV được thực hiện từ ngày 18 đến 27/6.
Rất nhiều website bán thuốc trực tuyến giả mạo đã bị ha gục trong chiến dịch quy mô lớn được phối hợp thực hiện của 100 quốc gia cùng Interpol - Ảnh minh họa
Thành quả của chiến dịch quy mô lớn này gồm hơn 9.000 website vi phạm bị triệt hạ, bắt giữ 58 người có liên quan. Hải quan và nhà chức trách tịch thu 58.000 bưu kiện trên tổng số 522.000 bưu kiện bị kiểm tra, gồm 9,8 triệu loại thuốc tiềm ẩn nguy hiểm, trị giá ước tính lên đến 41 triệu USD.
Một số loại thuốc bị bắt giữ và tịch thu trong chiến dịch Pangea IV gồm thuốc kháng sinh, thuốc chữa ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn cương dương và thực phẩm chức năng.
Bên cạnh đó, các nhà chức trách còn đình chỉ hoạt động các phương tiện thanh toán của những nhà thuốc bất hợp pháp, và phá vỡ một lượng lớn thư rác (spam) được dùng để quảng cáo cho các website này.
Trên các website bị hạ do vi phạm, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có treo bảng hiển thị thông tin cụ thể để những khách truy cập biết rõ.
Tổng thư ký Interpol Ronal K. Noble cho biết các mạng lưới tội phạm đa quốc gia đang tận dụng Internet để lừa đảo người tiêu dùng mua thuốc giả và các loại thuốc nguy hiểm, gây ra những nguy cơ về sức khỏe mà người mua không ngờ tới.
"Thông qua chiến dịch, chúng tôi cũng muốn nâng cao nhận thức và mức độ cảnh giác đến công chúng về những nguy cơ liên quan đến các cửa hiệu bán thuốc trực tuyến, mọi người sẽ cảnh giác hơn trong lần mua thuốc kế tiếp trên Internet" - Trợ lý giám đốc Interpol, tiểu ban Sản phẩm dược y tế giả, Aline Plançon bày tỏ
Tại Việt Nam, các website bán thuốc trên mạng đặc biệt là các loại biệt dược và thực phẩm chức năng rất phổ biến, nếu không muốn nói là tràn lan.
Một trang web rao bán thuốc và các loại thực phẩm chức năng trên mạng tại Việt Nam
Bất kể khi vào trang web nào cũng dễ dàng bắt gặp các banner, dòng tilte quảng cáo các loại thực phẩm chức năng tăng cường hỗ trợ giảm cân, chữa bách bệnh, thuốc chữa ung thư, thuốc bổ... với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau và được quảng cáo vô cùng hoành tráng.
Tuy nhiên, nguồn gốc và tác dụng thực sự của những loại thuốc này như thế nào thì ít người biết được. Thay vào đó, rất nhiều người Việt Nam thích mua thuốc hoặc thực phẩm chức năng qua mạng vì được giao đến tận nhà, giá thành rẻ, dễ dàng mua các loại thuốc "tế nhị"... cùng nhiều sự tiện lợi khác.
"Thực tế, chúng tôi từng phát hiện nhiều trang mạng không chỉ rao bán các loại thuốc như gây nghiện, hướng tâm thần, kháng sinh… mà còn đủ các loại thuốc kích dục, thực phẩm chức năng, thậm chí còn rao cho thuê bằng bác sĩ, dược sĩ.
Thanh tra Sở Y tế đã từng phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý một số trường hợp. Lần gần đây nhất là phối hợp với lực lượng quản lý thị trường xử lý một trường hợp kinh doanh thực phẩm chức năng không phép, không nguồn gốc trên mạng. Tuy nhiên, việc bắt tận tay kinh doanh kiểu này cũng rất khó, lực lượng thanh tra y tế đã nhiều lần gọi điện để lần ra đầu mối nhưng họ đều quanh co, trốn tránh" - ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết.
Cũng theo ông Cường, quy chế trong lĩnh vực buôn bán, kinh doanh dược phẩm rất chặt chẽ. Những loại thuốc gây nghiện, hướng tâm thần đều phải đăng ký mới được mua, bán. Người bán không dại gì vi phạm để nhận phạt. Thực tế, Hà Nội chưa phát hiện hiệu thuốc nào vi phạm quy định này.
"Người bệnh tuyệt đối không nên mua thuốc qua các trang mạng, đặc biệt là những thuốc nằm trong quy chế phải kê đơn theo quy định. Nếu có vấn đề bất ổn về sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, kê đơn. Tự dùng thuốc rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng" - ông Cường cảnh báo.
Gần 100.000 người thiệt mạng mỗi năm vì mua thuốc qua mạng
Theo một cuộc điều tra của tờ Mirror của Anh, hoạt động buôn bán thuốc trực tuyến tại Anh đang vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà chức trách và cướp đi mạng sống của khoảng 100.000 người mỗi năm.
Gần đây nhất là vụ việc của Sarah Houston - một nữ sinh y khoa tại trường đại học Leeds - tử vong chỉ ít lâu sau khi uống một loại thuốc có tên DNP mà cô đã mua qua internet. Nhà phân phối DNP quảng cáo rằng đây là một loại thuốc hỗ trợ giảm cân.
Nhưng theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng sau đó, loại thuốc này có chứa một loại hóa chất độc hại thường được sử dụng trong các loại thuốc trừ sâu. Các bác sỹ đã ngừng kê đơn đối với hóa chất này từ 80 năm trước đây vì các tác dụng phụ nguy hiểm của nó.
“Vụ việc đau lòng của Sarah Houston đã một lần nữa cho thấy rõ những mối nguy hiểm tiềm ẩn của việc mua thuốc trực tuyến” - Ông Danny Lee-Frost – người đứng đầu cơ quan giám sát các sản phẩm y khoa và chăm sóc sức khỏe của Anh cho biết.
Theo ông Lee-Frost, các loại thuốc giả và thuốc không được cấp phép luôn tiềm ẩn khả năng gây chết người, đặc biệt là các loại thuốc bán qua mạng thường khó có thể quản lý được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.