Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Triển khai biện pháp can thiệp tổng thể với "bệnh lạ" ở Quảng Ngãi
(10:34:44 AM 29/06/2012)Các chuyên gia y tế khám cho các bệnh nhân mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân
Ngày 28/6, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra thông cáo báo chí chung về Hội chứng Viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Những trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân được ghi nhận lần đầu tiên vào ngày 19/4/2011 tại huyện Ba Tơ. Tính đến ngày 28/6/2012 đã ghi nhận 216 trường hợp mắc, trong đó có 12 trường hợp tử vong, tại 5 xã (Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Vinh và Ba Tô) của huyện Ba Tơ. Hiện có 18 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế thuộc tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận.
Sau khi tiến hành một số điều tra thực địa tập trung vào lĩnh vực dịch tễ, lâm sàng, bệnh nghề nghiệp, dinh dưỡng, độc tố và các yếu tố môi trường, Bộ Y tế vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, kết quả của các điều tra tổng thể trên cho thấy, cho đến thời điểm hiện tại, kết quả điều tra cho thấy hội chứng viên da dày sừng bàn tay, bàn chân chưa có bằng chứng do nguyên nhân nhiễm trùng.
Kết quả điều tra cũng cho thấy một số bệnh nhân đã ăn gạo thu hoạch từ các vụ mùa trước; nhiều bệnh nhân mắc hội chứng viêm da sừng bàn tay, bàn chân bị suy dinh dưỡng; chất aflatoxins được tìm thấy trong một số mẫu gạo; đa số bệnh nhân mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân có tổn thương gan và không có bằng chứng kim loại nặng hay hóa chất nông nghiệp có hàm lượng cao trong các mẫu phẩm ở người và môi trường.
Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân mang đặc tính một loại nhiễm độc mạn tính, có thể dẫn đến viêm và thương tổn ở tay, chân và gan. Người mắc hội chứng này hiện chỉ được phát hiện tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (USCDC) cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam trong việc ứng phó với căn bệnh này.
Đầu tháng 6/2012, hai chuyên gia của WHO và USCDC đã được mời đến tư vấn và làm việc với Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Các chuyên gia đã thảo luận với cán bộ điều tra Việt Nam về vụ dịch, xem xét các dữ liệu đã thu thập và đưa ra các khuyến nghị cho các nghiên cứu bổ sung và xét nghiệm nhằm hướng dẫn các can thiệp cũng như định hướng điều tra chuyên sâu.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, song song với nghiên cứu đang tiến hành để tìm nguyên nhân, phải triển khai ngay các biện pháp can thiệp tổng thể để giảm tử vong, giảm mắc cũng như để cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân dân huyện Ba Tơ nói chung.
Đối với giải pháp giảm tử vong, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn điều trị và tập huấn cho bác sỹ, cử cán bộ chuyên môn từ các bệnh viện trung ương về trực tiếp hướng dẫn và điều trị cho bệnh nhân ở huyện Ba Tơ. Bộ Y tế cũng đã triển khai các biện pháp tại vùng có người mắc bệnh để dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các biện pháp dự phòng bao gồm: Cung cấp gạo và hướng dẫn người dân cách bảo quản, cung cấp vitamin và các chất dinh dưỡng cho người dân huyện Ba Tơ, thực hiện vệ sinh môi trường, diệt vector truyền bệnh cho tất cả các hộ gia đình, xử lý nguồn nước sinh hoạt, sử dụng cho người dân và tăng cường truyền thông để vận động mọi người thực hiện vệ sinh cá nhân và đến cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng bệnh.
Cùng với việc nỗ lực tiến hành các biện pháp can thiệp để điều trị bệnh nhân, dự phòng, điều tra và giám sát các trường hợp mắc mới của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Quảng Ngãi, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tập trung mọi nỗ lực vào điều trị bệnh nhân và giám sát các trường hợp mắc mới. Các điều tra tiếp theo sẽ được tiến hành để đo lường và đánh giá hiệu quả các can thiệp cũng như để xác định các yếu tố nguy cơ khác của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. WHO và USCDC sẽ tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật cho Bộ Y tế Việt Nam.
Trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam, Tiến sỹ Takeshi Kasai, cho biết: “Chúng tôi ủng hộ các biện pháp can thiệp mà Bộ Y tế Việt Nam đang triển khai để kiểm soát các trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi và tin tưởng rằng Bộ Y tế đang đi đúng hướng. Do chúng ta chưa biết được nguyên nhân của hội chứng và nguồn gốc gây bệnh nên việc tìm nguyên nhân có thể kéo dài hơn dự kiến và là một thử thách”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.