Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Tiểu đường ở trẻ em
(07:52:43 AM 09/12/2012)Ít biết
Bệnh tiểu đường (TĐ) ở trẻ em thường được phân biệt thành TĐ ở trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng) và TĐ ở trẻ lớn. Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bệnh TĐ ở trẻ sơ sinh khác hẳn với trẻ lớn, vì 90% bệnh ở trẻ sơ sinh là do đột biến gien; việc điều trị phức tạp hơn. Thường TĐ ở trẻ sơ sinh vào viện là vì một bệnh lý khác (như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng sơ sinh...), và qua xét nghiệm thì mới phát hiện trẻ bị TĐ. Ở trẻ lớn, TĐ dạng 1 chiếm tới 90%, đây là dạng TĐ phụ thuộc insulin do tuyến tụy không sản xuất đủ nên gây ra tình trạng tăng đường huyết.
|
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh TĐ. Yếu tố môi trường gồm hóa chất và nhiễm siêu vi có thể tác động nhiều đến bệnh nhân vài năm trước khi bệnh khởi phát. Ngoài ra, dưới 10% các trường hợp bệnh có mối liên quan với yếu tố gia đình. TĐ trẻ lớn dạng 2 thì gặp ít hơn và thường loại này có mối liên quan khá chặt chẽ đến tình trạng béo phì.
Hiện Bệnh viện Nhi đồng 1 đang theo dõi điều trị cho khoảng 100 ca bị TĐ, mỗi tháng khoa Nội tiết tiếp nhận 3-5 ca bệnh mới vào điều trị. Lứa tuổi mắc nhiều là từ 8-15 tuổi. Triệu chứng kinh điển của bệnh là ăn nhiều, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều lần (đi tiểu đêm), sút cân nhanh và nhiều, nhưng vì phần lớn thời gian trẻ ở trường nên gia đình khó phát hiện. Nếu để tình trạng bệnh nặng không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng như: hôn mê, nhiễm a xít...
Để ý biểu hiện ở trẻ
Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, cần lưu ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt ở trẻ. Cụ thể, trong ăn uống cần tránh tối đa thức ăn chế biến sẵn, tránh dùng nhiều nước ngọt có gas; tránh thụ động, xem ti vi nhiều. Cần theo dõi cân nặng của trẻ. Nếu trẻ đột ngột ăn uống quá nhiều, tiểu nhiều (trên 3 lít/ngày, xuất hiện tiểu đêm, tiểu dầm), sụt cân nhanh (có bé sụt hơn 2 kg/tuần) thì nên đưa đi khám tầm soát ngay.
Điều trị bệnh TĐ cho trẻ thường rất phức tạp và rất cần sự hợp tác gia đình bệnh nhi. Nhiều bé không chịu được vì đau (do phải thử đường huyết mỗi ngày). Ngoài ra, còn có khó khăn nữa trong điều trị bệnh ở trẻ nhỏ là chế độ ăn uống ngặt nghèo và việc tiêm thuốc mỗi ngày. Do vậy, các bác sĩ cần tư vấn kỹ để gia đình bệnh nhi hợp tác tốt trong việc theo dõi và điều trị bệnh cho trẻ.
Nếu tuân thủ chế độ ăn uống và điều trị thích hợp thì trẻ mắc bệnh vẫn có thể phát triển như những trẻ bình thường khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
-
Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
-
Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
-
Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
-
AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
-
Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
-
Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
-
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
-
Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)