Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Mùa lạnh lo trẻ mắc bệnh hô hấp
(08:09:52 AM 21/11/2013)Bé H.N.B.T. (5 tháng tuổi, Tiền Giang) được bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 chẩn đoán bị viêm phổi - Ảnh: M.Lăng
Bé N.T.T. (2 tuổi, ngụ Q.4, TP.HCM) mấy bữa nay bị ho, nhất là vào ban đêm. Mẹ bé, chị H.T. (23 tuổi), đưa con đến bệnh viện mới biết con bị viêm phế quản. Tương tự, bé H.Q. (3 tháng rưỡi, Kiên Giang) liên tục bị ho, sặc sữa, chữa bệnh ở Kiên Giang không hết. Khi đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, cha mẹ bé mới hay con bị viêm phổi.
Tháng 12, bệnh hô hấp sẽ tăng nhẹ
Bác sĩ Trần Anh Tuấn - trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết: “Tháng 12 tới theo quy luật tự nhiên, bệnh hô hấp sẽ tăng nhẹ ở các tỉnh phía Nam, nhất là bệnh nhiễm trùng hô hấp và bệnh dị ứng đường hô hấp. Đa số phòng khám ghi nhận tình trạng trẻ bị viêm hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng...). Còn nếu nhập viện, chủ yếu vẫn là hai bệnh: viêm phổi và viêm tiểu phế quản. Loại bệnh hô hấp thứ hai cần lưu ý là bệnh dị ứng đường hô hấp, cụ thể viêm mũi dị ứng, đặc biệt là hen suyễn tăng song hành”.
Còn theo bác sĩ Trần Thị Thu Loan, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ thời gian này là nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp do virút, viêm tiểu phế quản và hen suyễn. Bác sĩ Thu Loan cũng cho biết có hơn 100 trẻ đang nằm điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong đó có nhiều ca bị viêm phổi và viêm phế quản nặng, đang được điều trị đặc biệt. “Phụ huynh không nên chủ quan trước thay đổi bất thường của thời tiết những ngày qua. Khi thời tiết thay đổi (quá nóng hoặc quá lạnh) hoặc thay đổi đột ngột sẽ làm giảm đáng kể đề kháng cơ thể của trẻ. Vì thế trẻ dễ nhiễm bệnh hơn. Phụ huynh khi chở bé ngoài đường vào sáng sớm hoặc chiều tối nên chú ý giữ ấm bằng cách mặc đủ ấm, đeo khẩu trang. Vào buổi trưa khi nhiệt độ tăng thì cho bé uống nước đầy đủ”, bác sĩ Loan tư vấn.
Bên cạnh đó, bác sĩ Trần Anh Tuấn khuyến cáo: “Những tháng cuối năm vẫn có những đợt mưa, gió lùa mạnh, phải hết sức chú ý giữ ấm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thời tiết miền Nam lúc lạnh lúc nóng chứ không lạnh hẳn. Phụ huynh nên sử dụng quạt máy, máy lạnh hợp lý để bé không bị nóng nhưng cũng không bị tác hại từ việc sử dụng quạt máy, máy lạnh không đúng cách. Đối với trẻ sơ sinh không nên lạm dụng quạt máy, máy lạnh. Không nên mặc quần áo quá chật rồi cho trẻ nằm máy lạnh, dễ nhiễm lạnh nhiều hơn”.
“Văcxin” rửa tay
Các bác sĩ nhấn mạnh đối với trẻ càng nhỏ sức đề kháng yếu nên khả năng lây bệnh càng cao, do đó không nên đưa trẻ đến những nơi đông đúc. “Cần tránh cho trẻ (nhất là dưới 24 tháng tuổi) tiếp xúc gần gũi với người lớn và trẻ lớn đang bị cảm ho (dù là thông thường) vì một loại respiratory syncytial virus đang hoành hành vào tháng 11, có thể gây viêm tiểu phế quản. Trẻ càng nhỏ nhiễm virút này càng bệnh nặng, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi”, bác sĩ Anh Tuấn cho biết.
Đặc biệt, phụ huynh nên chú ý việc rửa tay cho trẻ. Bác sĩ Anh Tuấn khẳng định: “Rửa tay được xem là văcxin phòng nhiều bệnh, trong đó có bệnh hô hấp. Gần đây nhất người ta đã chứng minh được việc này rất hữu hiệu trong phòng bệnh viêm tiểu phế quản. Trong viêm phổi, nếu áp dụng tốt biện pháp rửa tay sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, chương trình tiêm chủng mở rộng đã bảo vệ trẻ, giúp tránh những nguyên nhân bị nhiễm trùng hô hấp nặng. Nhưng với trẻ mắc một số bệnh mãn tính nên tiêm chủng thêm văcxin phòng ngừa cúm và phế cầu (ở trẻ trên 2 tuổi)”.
Để tăng khả năng chống chọi với các bệnh hô hấp, các bác sĩ lưu ý phụ huynh cho trẻ ăn đủ chất. “Một cơ thể khỏe mạnh sẽ ít có khả năng bị bệnh hơn hoặc khi bị bệnh cũng ít tiến triển nặng hơn. Vì vậy cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ bốn nhóm thức ăn là rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm và nên ăn thêm trái cây, thêm vitamin C tăng cường sức đề kháng”, bác sĩ Trần Thị Thu Loan nói.
Các bác sĩ cũng cảnh báo một nguy cơ làm trẻ dễ bệnh nặng hơn. “Không ít phụ huynh thường tự mua thuốc hoặc mua lại toa thuốc cũ về điều trị cho con mà không biết rằng trẻ có thể đang bị viêm tiểu phế quản cấp hoặc viêm phổi. Có trường hợp trẻ nhập viện thì đã trễ”, bác sĩ Loan cho biết. Bác sĩ Loan cũng lưu ý thêm: “Phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc đúng thời gian, liều lượng sau khi được bác sĩ khám, kê toa. Thực tế có nhiều bà mẹ cho con uống thuốc một hai ngày thấy đỡ, không cho uống nữa nên làm hại con mình. Vì bệnh mới thuyên giảm chứ chưa hết, sẽ tái phát, khi tái phát có khả năng nặng hơn”.
Hạn chế thức ăn lạnh
TS.BS Nguyễn Hữu Lân - trưởng khoa bệnh phổi nam C6, phó giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch - cho biết: “Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh dễ gây ra các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm họng, ho, viêm phế quản, đặc biệt dễ gây các cơn kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cơn hen phế quản... nên việc cần làm nhất là phòng bệnh. Ngoài việc mặc đủ ấm, tránh ngủ nơi gió lùa..., bạn nên tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý... để làm sạch đường hô hấp, ngăn ngừa vi khuẩn, virút trú ngụ gây bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp; nên uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.