»

Chủ nhật, 24/11/2024, 12:46:59 PM (GMT+7)

Mánh khóe độc ác của những sinh vật ăn bám Tin ảnh

(11:04:40 AM 05/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhiều loài ký sinh tạo ra nhiều trò tinh quái nhằm điều khiển vật chủ phục vụ, thậm chí bắt vật chủ tự tử để chúng sinh sản.

Mánh[-]khóe[-]độc[-]ác[-]của[-]những[-]sinh[-]vật[-]ăn[-]bám

Ong bắp cày bắt nhện giăng tơ. Đến mùa sinh sản, những con ong bắp cày cái Costa Rica tìm đến nhện Plesiometa argyra, cắn chúng tê liệt rồi truyền ấu trùng lên bụng vật chủ. Từ đó, những ấu trùng ong sẽ hút máu nhện để phát triển. Sau một vài tuần, vật chủ xấu số sẽ tự giăng một loại mạng nhện kỳ lạ không giống như chúng từng làm trước đây để bảo vệ kén ấu trùng ong. Sau đó, con nhện sẽ nằm im đó chờ ong bắp cày đến ăn thịt.

 

Mánh[-]khóe[-]độc[-]ác[-]của[-]những[-]sinh[-]vật[-]ăn[-]bám

Ong biến gián thành zombie. Tới mùa sinh sản, ong bắp cày Ampulex tìm một con gián, biến chúng thành những cái xác biết nghe lời. Ong tiêm một hóa chất làm gián liệt hai chi trước, rồi tiêm chất độc thần kinh vào não con mồi, nhằm vào khu vực phụ trách điều khiển hành vi. Gián mất khả năng tự kiểm và hành động theo sự điều khiển của ong. Ong Ampulex sẽ đưa gián tới hang, đẻ một quả trứng trên lưng con mồi rồi đem chôn vật chủ cùng trứng. Ấu trùng ong lớn lên bằng cách nhai dần nội tạng gián. Một tháng sau, ong trưởng thành sẽ đục xác vật chủ ra ngoài.

 

Mánh[-]khóe[-]độc[-]ác[-]của[-]những[-]sinh[-]vật[-]ăn[-]bám

Loài sán "dắt mũi" cả kiến, ốc và bò. Một loài sán lá gan ký sinh trong gan động vật có vú ăn cỏ như bò, trâu. Trứng của chúng đi vào phân vật chủ và ra ngoài, những con ốc sên ăn phải. Trong cơ thể ốc sên, trứng sán nở ra. Cơ thể ốc tự động tiết ra chất nhầy để bảo vệ các nang sán. Lũ kiến bị thu hút và ăn những khối chất nhầy chứa đầy ấu trùng sán. Ấu trùng lên não kiến, điều khiển kiến bò lên và ngồi im trên đỉnh các ngọn cỏ. Bò ăn cỏ và sán lại tiếp tục vòng đời của chúng.

 

Mánh[-]khóe[-]độc[-]ác[-]của[-]những[-]sinh[-]vật[-]ăn[-]bám

Vũ điệu tử thần của những con cá nhiễm giun. Loài giun Euhaplorchis bắt đầu vòng đời bằng cách tìm tới loài cá Killi, tìm đường vào mang rồi xâm nhập não cá. Chúng tiết ra một chất độc khiến cá nhảy múa như bị "tăng động". Hành vi này của cá sẽ thu hút các loài chim và bị chim ăn thịt. Trứng giun theo đường phân chim ra ngoài, ốc sừng ăn phải, và loài giun tiếp tục vòng đời ký sinh.

 

Mánh[-]khóe[-]độc[-]ác[-]của[-]những[-]sinh[-]vật[-]ăn[-]bám

Giun ký sinh bắt dế đâm đầu tự tử. Loài giun tròn Nematomorpha là kẻ ăn bám đáng sợ của dế. Ở giai đoạn trưởng thành, giun sống trong nước để sinh sản. Khi dế uống nước ao hồ chứa ấu trùng giun, cơ thể nó sẽ thành khách sạn nghỉ dưỡng của loài ký sinh này. Lúc cần sinh sản, giun tiết ra chất độc sai khiến vật chủ khốn khổ lao mình xuống nước và chết đuối. Tại đây, giun chui ra và tiếp tục tạo ấu trùng dạng xoắn đi tìm các con mồi khác để ký sinh.

 

BT (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mánh khóe độc ác của những sinh vật ăn bám

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI